Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Ngổn ngang trăm bề với quyết định thu phí tắc nghẽn ở New York

Thái Sơn: Thứ năm 03/08/2023, 15:37 (GMT+7)

Thu phí vào khu vực trung tâm để hạn chế phương tiện từ đó kéo giảm ùn tắc là giải pháp đang được thành phố New York (Mỹ) đưa ra. Nhà chức trách cho biết, số tiền thu được sẽ dùng để tái đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông công cộng.

Chính quyền thành phố New York vừa ra quyết định, sẽ thu phí các phương tiện đi vào khu vực trung tâm thương mại Manhattan kể từ tháng 4/2024.

Nhà chức trách lý giải, kế hoạch này nhằm cải thiện chất lượng không khí, giải quyết tình trạng tắc đường ở New York, vốn được xem là một trong những đô thị tắc nghẽn giao thông nhất nước Mỹ.

Tài xế đi vào khu trung tâm New York có thể phải trả phí từ năm 2024. Ảnh: Bloomberg

Tài xế đi vào khu trung tâm New York có thể phải trả phí từ năm 2024. Ảnh: Bloomberg

Theo đó, thành phố sẽ thu một khoản ‘phí chống ùn tắc’ lên tới 23 USD (tương đương 540.000 VNĐ), cho mỗi lượt phương tiện cá nhân đi vào trung tâm trong giờ cao điểm, và 17 USD đối với các khung giờ khác.

Bà Kathy Hochul, Thống đốc New York cho biết: “Một điều thật khó tin, nhưng có tới 700.000 lượt phương tiện đi vào khu vực trung tâm New York mỗi ngày. Do đó, phí chống tắc nghẽn sẽ giúp giảm lưu lượng giao thông ở trung tâm thành phố, từ đó cải thiện chất lượng không khí và cung cấp nguồn lực quan trọng cho Cơ quan Giao thông vận tải đô thị. Với sự đồng thuận của chính phủ liên bang, chúng tôi đã quyết định triển khai kế hoạch này”.

Theo cơ quan Giao thông vận tải đô thị New York (MTA), kế hoạch thu phí sẽ giúp giảm khoảng 20% lượng phương tiện cá nhân đi vào trung tâm mỗi ngày, đồng thời tăng lượng hành khách sử dụng giao thông công cộng.

Khoản phí chống ùn tắc, ước tính 1 tỷ USD mỗi năm, sẽ được dùng để tài trợ cho các dự án mở rộng hệ thống tàu điện ngầm, bổ sung thang máy, thang cuốn tại các nhà ga tàu điện và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt công cộng.

Bà Danna Dennis, chuyên gia tới từ Riders Alliance, một tổ chức xã hội chuyên đấu tranh cho chất lượng dịch vụ phương tiện công cộng bày tỏ: “Những người sử dụng phương tiện công cộng rất vui mừng vì cuối cùng Washington đã phê duyệt phí chống ùn tắc, để New York có thể sửa chữa mạng lưới tàu điện ngầm mà hàng ngày nhiều người trong chúng ta phụ thuộc để đi lại. Chúng tôi hy vọng cơ quan Giao thông vận tải đô thị sẽ thực hiện các nâng cấp cần thiết, nhằm giúp thành phố có một hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, đáng tin cậy, dễ tiếp cận mà mọi người dân và du khách xứng đáng được hưởng”.

Được biết, cơ quan lập pháp New York đã đề xuất kế hoạch thu phí chống ùn tắc tại khu vực trung tâm từ năm 2019. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến dự án bị đình trệ.

Nếu được triển khai vào năm 2024, New York sẽ là thành phố lớn đầu tiên của Mỹ áp dụng cách tính phí này đối với phương tiện giao thông.

Ông Janno Lieber, Giám đốc điều hành cơ quan Giao thông vận tải đô thị New York nêu quan điểm: “Việc thu phí tắc nghẽn sẽ đồng nghĩa với phương tiện giao thông ít hơn, không khí trong sạch hơn và đường phố an toàn hơn. Điều này còn giải quyết được nhiều vấn đề mà nạn ùn tắc gây ra bấy lâu nay như xe cứu thương không tới được bệnh viện, cảnh sát không khó truy bắt tội phạm, hay xe cứu hỏa không tiếp cận được các đám cháy. Tôi nghĩ quyết định này là điều tuyệt vời với tất cả người dân New York”.

Tuy nhiên, trái với quan điểm lạc quan từ chính quyền thành phố, nhiều ý kiến lo ngại, việc thu phí vào trung tâm sẽ khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn.

Các hộ kinh doanh, tài xế taxi, lái xe công nghệ cũng phản đối bởi cho rằng khoản phí nhà chức trách đưa ra là quá cao, thậm chí tới mức không thể chấp nhận.

Giao thông tại khu vực Manhattan, New York - Ảnh Getty Images

Giao thông tại khu vực Manhattan, New York - Ảnh Getty Images

Một số người bày tỏ:

“Giá cả mọi thứ đang leo thang, tôi nghĩ không nhiều người sẽ ủng hộ kế hoạch này”.

“Theo tôi mức phí là quá đắt và cuộc sống ở thành phố này ngày càng trở nên khó khăn hơn”.

“Tôi không nghĩ đây là ý tưởng hay, nhất là trong giai đoạn lạm phát và thu nhập người dân giảm như hiện nay”.

Chia sẻ với truyền thông mới đây, đại diện Lyft, một trong những hãng gọi xe công nghệ phổ biến nhất tại Mỹ cho biết, giải pháp mà cơ quan giao thông vận tải New York đưa ra là ‘cơn ác mộng với các tài xế’ và hoàn toàn không khả thi.

Được biết, dù chốt thời hạn thu phí vào trung tâm nhưng chính quyền New York vẫn đang lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, các đánh giá tác động cuối cùng có thể bao gồm một số nhượng bộ như xe khách, taxi, xe công nghệ như Uber và Lyft sẽ chỉ bị tính phí một lần trong ngày.

Trong năm đầu tiên của chương trình, những tài xế chạy xe dịch vụ nếu chứng minh thu nhập ít hơn 50.000 USD/năm sẽ được giảm phí 25%. Trong khi đó, cư dân Manhattan có thu nhập dưới 60.000 USD/năm cũng sẽ nhận được chính sách hỗ trợ thuế từ tiểu bang.

Tại Việt Nam, ý tưởng thu phí vào nội đô từng được Hà Nội và TP.HCM đề xuất. Cụ thể, theo đề án thu phí ôtô vào nội đô ở Hà Nội, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô với tổng đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng. Ước tính, với mức thu khởi điểm là 50.000 đồng/lượt và tối đa 100.000 đồng sẽ làm tăng ngân sách lên 300 tỷ đồng mỗi năm và giảm ùn tắc khoảng 20%. Thời gian đề xuất bắt đầu thu phí xe vào nội đô là trong năm 2024.

Trong khi đó, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất UBND thành phố thực hiện lập dự án “Thu phí ô tô lưu thông vào trong khu vực trung tâm thành phố” để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, đến nay chưa đề án thu phí vào nội đô nào ở Hà Nội và TP.HCM được chính quyền chấp thuận bởi còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.