Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Nghiên cứu giải pháp tổng thể xử lý ngập úng trên cao tốc Pháp Vân -Cầu Giẽ

Hoàng Hà : Thứ tư 11/09/2024, 16:03 (GMT+7)

Do mưa lớn kéo dài trên cả khu vực có địa hình trũng, vượt quá khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thuỷ lợi và trạm bơm Thường Tín, nên nước từ khu vực xung quanh tràn ngược vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Empty

Sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc và thành phố Hà Nội gây ngập, úng tại nhiều khu vực, trong đó có khu vực xã Văn Bình, huyện Thường Tín đã gây ngập, úng trên QL1 và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Km191+200 với chiều dài khoảng 200m, chiều sâu ngập khoảng 50 – 60cm.

Theo báo cáo của đơn vị quản lý, vận hành BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (Doanh nghiệp dự án) nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn kéo dài trên cả khu vực có địa hình trũng, vượt quá khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thuỷ lợi và trạm bơm Thường Tín, nên nước từ khu vực xung quanh tràn ngược vào đường cao tốc.

Ngay sau khi nhận được thông tin về tình trạng ngập úng và nhiều thời điểm phải cấm phương tiện lưu thông trên cao tốc, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Khu QLĐB I, nhà đầu tư phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức phân luồng từ xa và thông tin trên phương tiện đại chúng để giảm lưu lượng xe qua khu vực ngập úng.

Đồng thời vẫn tiếp tục cho phép các phương tiện lưu thông trên cao tốc do đây là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh với thành phố Hà Nội, các phương tiện khi qua khu vực ngập lụt phải tuân thủ sự điều tiết của lực lượng cảnh sát giao thông, đến 11h ngày 10/9/2024 đường cao tốc Pháp Vân – Cầu giẽ đã lưu thông trở lại.

Chiều 10/9, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Bùi Quang Thái, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08) Phạm Quang Huy đã kiểm tra thực tế hiện trường và chỉ đạo công tác điều tiết, đảm bảo giao thông

Chiều 10/9, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Bùi Quang Thái, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08) Phạm Quang Huy đã kiểm tra thực tế hiện trường và chỉ đạo công tác điều tiết, đảm bảo giao thông

Chiều ngày 10/9/2024, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Bùi Quang Thái, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08) Phạm Quang Huy đã kiểm tra thực tế hiện trường và chỉ đạo công tác điều tiết, đảm bảo giao thông.

Theo đó, tình trạng ngập úng vẫn còn do nước rút chậm, các phương tiện đi qua khu vực ngập úng vẫn phải lưu thông hạn chế (mỗi chiều 2 làn xe) dưới sự điều tiết của cảnh sát giao thông.

Tại hiện trường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đánh giá cao sự chủ động vào cuộc kịp thời của lực lượng cảnh sát giao thông, đặc biệt là Cục CSGT (C08) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời đề nghị Khu QLĐB I, Doanh nghiệp dự án tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông, cử lực lượng ứng trực đảm bảo giao thông, chuẩn bị sẵn sàng người và phương tiện cứu hộ để kịp thời xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến ngập úng để kịp thời điều chỉnh phương án tổ chức giao thông cho phù hợp, trong trường hợp nước tiếp tục dâng cao hoặc xảy ra ùn tắc kéo dài thì phải thông báo kịp thời để các lực lượng hạn chế xe vào đường cao tốc tại các vị trí nút giao như Thường Tín, Khe Hồi, Vạn Điểm, tại trạm thu phí và phân luồng từ xa để các xe lưu thông sang quốc lộ 1A.

Về lâu dài, Cục ĐBVN yêu cầu Doanh nghiệp dự án phối hợp Khu QLĐB I nghiên cứu giải pháp tổng thể xử lý việc ngập úng của cả khu vực, bao gồm một số giải pháp như bổ sung hoặc tăng khẩu độ cống tiêu, thoát nước; tăng công suất trạm bơm Thường Tín, kể cả phương án nâng cao độ nền đường… báo cáo Cục ĐBVN làm việc với các cơ quan chức năng của UBND thành phố Hà Nội để xử lý.

Hoàng Hà /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.