Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Nghề Tàu hũ ky Vĩnh Long được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kim Loan: Thứ tư 05/04/2023, 16:11 (GMT+7)

Có bề dày lịch sử hơn năm 100 hình thành, làng nghề Tàu hũ ky Mỹ Hòa đã cung ứng cho thị trường loại thực phẩm thuần chay giàu dưỡng chất, giàu nét đẹp lao động. Bộ VHTH&DL đã chính thức trao quyết định công nhận “Nghề làm Tàu hũ ky Mỹ Hòa” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đến nay làng nghề vẫn giữ đúng quy trình sản xuất, từ khâu ngâm đậu nành, tách vỏ, xay đậu, nhồi đậu, nấu nước đậu, vớt váng, hong gió.

Đến nay làng nghề vẫn giữ đúng quy trình sản xuất, từ khâu ngâm đậu nành, tách vỏ, xay đậu, nhồi đậu, nấu nước đậu, vớt váng, hong gió.

Chiều 3/4 tại thị xã Bình Binh, Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ công bố Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm Tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh.

Theo Sở VHTT&DL Vĩnh Long, nghề làm Tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa được khởi nguồn từ gia đình người Hoa. Năm 1912 ông Châu Xường và 02 con trai là Châu Khoạnh (1894-1974), Châu Sầm (1900-1973) bắt đầu nghề làm Tàu hũ ky. Dần dần người trong khu vực theo nghề và sản phẩm được bán ra khắp vùng. Từ đó hình thành nên một làng nghề truyền thống như ngày nay.

Qua hơn 100 năm, làng nghề vẫn giữ đúng quy trình sản xuất, từ khâu ngâm đậu nành, tách vỏ, xay đậu, nhồi đậu, nấu nước đậu, vớt váng, hong gió, đóng gói.  Một số công đoạn đã được làm tự động, thay thế thủ công để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có công thức riêng trong từng công đoạn để có được từng miếng Tàu hũ ky nguyên vẹn, độ dày đạt chuẩn và màu sắc đẹp.

Có công thức riêng trong từng công đoạn để có được từng miếng Tàu hũ ky nguyên vẹn, độ dày đạt chuẩn và màu sắc đẹp

Có công thức riêng trong từng công đoạn để có được từng miếng Tàu hũ ky nguyên vẹn, độ dày đạt chuẩn và màu sắc đẹp

Năm 2013, làng nghề đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể "Tàu hũ ky Mỹ Hòa - Bình Minh". Năm 2017, đạt giải thưởng sản phẩm tiêu biểu ĐBSCL. Hiện tại, làng nghề  Tàu hũ ky Mỹ Hoà có 32 hộ, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn sản phẩm. Các chủ lò tăng sản lượng, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Tàu hũ ky không chỉ được dùng trong các món chay mà kể cả món mặn, thương hiệu Tàu hũ ky Mỹ Hoà đã đi vào các nhà hàng, quán ăn khắp cả nước.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống Nghề làm Tàu hũ ky, Vĩnh Long tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về việc khai thác vốn di sản văn hoá một cách bền vững. Quan tâm phát triển đội ngũ thợ lành nghề, tổ chức các hoạt động để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Đặc biệt, lan tỏa giá trị của di sản gắn với quy hoạch phát triển du lịch, làm phong phú và đa dạng thêm không gian văn hóa cho địa phương.

Các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát làng nghề để thiết kế tour trải nghiệm cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát làng nghề để thiết kế tour trải nghiệm cho khách du lịch.

Vĩnh Long hiện có 02 Di sản phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn và Làng nghề làm Tàu hũ ky Mỹ Hòa. Bên cạnh đó, địa phương có 66 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá.

Đặc biệt, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long đang lưu giữ trên 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật, có một hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn