Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tình trạng “bỏ xe chạy lấy người” đã được dự báo từ trước khi áp dụng các chế tài tăng nặng. Tuy nhiên, thực tế này vẫn diễn ra.
Những bãi xe hoang phế và sự lãng phí khổng lồ gây ra do những bất cập, “tréo ngoe” của chính sách cụ thể ra sao?
Tại bãi trông giữ xe vi phạm thuộc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), anh Nguyễn Văn Điển (Lạc Thủy, Hòa Bình) buồn bã khi nhìn chiếc xe máy phủ đầy bụi chỉ sau mấy ngày bị tạm giữ:
"Em bị nồng độ cồn. Dù đây là cơ quan nhà nước nên em cảm thấy an tâm.
Em có xót ruột khi phương tiện không được sử dụng mà phải bảo quản ở đây?
Tất nhiên là có."
Cũng đến lấy xe bị tạm giữ vì vi phạm giao thông, chị Phạm Thị Hiền (ở Hoài Đức, Hà Nội) cũng không khỏi xót xa khi nhìn chiếc xe bị phơi mưa phơi nắng:
"Em cứ nghĩ sau một tuần thì nó chỉ bụi bặm với khó nổ máy thôi, chứ không nghĩ nó lại tàn tạ đến nỗi hỏng hóc như thế này. Nhìn xót hết cả ruột."
Ông Nguyễn Đức Lộc, Phó Giám đốc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội - đơn vị quản lý bãi giữ xe vi phạm trên đường Lê Quang Đạo cho hay, hiện bãi đang tạm giữ khoảng 3.600 xe, trong đó có hàng nghìn xe tồn đọng từ năm 2022. Trong khi, mỗi ngày chỉ có khoảng 10 người đến lấy xe:
"Rất phức tạp, vì lượng xe lớn, vật liệu cháy nổ rất nhiều, chúng tôi rất lo không đảm bảo cháy nổ; thứ hai là tài sản của người vi phạm rất nhiều, lượng tiền là không nhỏ. Chúng tôi đã rất cố gắng, về con người, chúng tôi bố trí trên 10 người, cả vệ sinh, rồi phòng chống cháy nổ."
Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Phó giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, bãi giữ xe vi phạm do công ty quản lý có diện tích khoảng 4.000m2, sức chứa khoảng 6.000 xe, song đến thời điểm này, gần như tê liệt do không được thanh lý kịp thời, có những xe tồn đọng 6 năm nay nhưng chưa được đấu giá:
"Nó cứ phơi mưa phơi nắng như này, rất lãng phí. Đầu tiên là lãng phí tài sản của người dân. Thứ hai đối với doanh nghiệp cũng có khó khăn là diện tích bến cũng hạn chế, mà xe cứ tồn đọng 4-5 năm nay, bến gần như thành tê liệt, không hoạt động được, không trông giữ được xe của các đơn vị khác nữa, mà nguồn thu không có, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động, vẫn phải đóng tiền thuế đất hàng năm."
Hơn 4 năm trông giữ xe cho Xí nghiệp 5, anh Nghiêm Văn Lợi thừa nhận, các bảo vệ như anh luôn nơm nớp trước sự quá tải này:
"Cách đây 3-4 năm đã quá tải rồi. Buổi sáng đến bọn em đi làm sẽ sắp xếp lại xe nhưng tại bãi này một số xe phải chuyển sang cầu Vĩnh Tuy, nhưng bây giờ xe vẫn để nguyên một chỗ này. Mùa hè bọn em phải tưới nước với sắp xếp lại xe sợ cháy nổ."
Trao đổi với VOVGT, thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội thừa nhận, từ năm 2020 đến giữa năm 2024, đơn vị đã tạm giữ gần 93 nghìn phương tiện các loại. Cũng trong khoảng thời gian này, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội đề xuất tịch thu 5.153 phương tiện, song chỉ xử lý, bán đấu giá được 2.446 phương tiện các loại.
"Hiện nay theo trình tự, thủ tục mà chúng ta làm được việc đấu giá, xong rồi thanh lý được các phương tiện bị tịch thu thì trình tự, thủ tục rất dài, và kéo dài hàng năm, thậm chí vài năm; lúc phương tiện vào thì nó còn mới, nếu thanh lý được sớm thì giá rất cao. Nhưng sau khi để một thời gian, phương tiện bị xuống cấp, hầu như phương tiện sau đó bị cũ nát đi rồi, sau đó việc bán thanh lý sẽ kém đi."
Tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm giao thông không chỉ gây lãng phí tài sản của người dân, mà cả nguồn lực của Nhà nước. Bởi theo quy định và mức giá hiện hành, với 4.000m2 đất được giao làm bãi trông giữ phương tiện tại đường Lê Quang Đạo, mỗi tháng, Công ty Khai thác điểm đỗ phải nộp cho Nhà nước khoảng 240 triệu đồng.
Còn đối chiếu giá thị trường được niêm yết công khai, với 4.000m2 đất cho thuê, Nhà nước phải thu được khoảng 400-480 triệu đồng/tháng.
Tuy vậy, hiện tại bãi xe này chỉ thu được khoảng 120 nghìn đồng/ngày (tương đương 10 xe được chủ nhận lại), trong khi lại phải bố trí hàng chục nhân viên trông giữ, phải đầu tư trang thiết bị phòng cháy…
Không chỉ lãng phí từ việc chậm trễ trong thanh lý, đấu giá xe vi phạm, mà việc áp dụng một số chính sách liên quan đến đảm bảo ATGT không phù hợp, kéo dài nhiều năm cũng dẫn đến sự lãng phí vô cùng lớn.
Bộ Y tế mới đây đã bãi bỏ quy định người học lái xe phải kiểm tra nồng độ cồn, ban hành năm 2015. Số liệu từ Cục Đường bộ Việt Nam, chỉ từ năm 2021 đến đầu năm 2023 đã có hơn 9,9 triệu giấy phép lái xe được cấp mới và cấp đổi. Với mức phí xét nghiệm 35.050 đồng mỗi lần theo đơn giá nhà nước ban hành, số tiền bị lãng phí từ thủ tục không cần thiết này đã vào khoảng 350 tỷ đồng chỉ trong 2 năm. Như vậy, trong 9 năm áp dụng, ước tính sơ bộ, quy định này gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp ít nhất khoảng 1575 tỷ đồng.
Tương tự, trước khi được bãi bỏ vào năm 2021, quy định ô tô dưới 10 chỗ phải trang bị bình cứu hỏa đã được triển khai với hơn 2,4 triệu xe. Nếu tính theo mức giá trung bình của mỗi bình cứu hỏa, số tiền để lắp bình cứu hỏa cho ô tô con lên đến khoảng 870 tỷ đồng, chỉ để… đối phó với việc kiểm tra.
Theo chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh, việc tồn tại những chính sách không đi vào đời sống, thậm chí gây lãng phí, thiệt hại cho xã hội như trên, cho thấy sự thiếu thực tế khi làm chính sách:
"Có những quy định mang tính nhất thời, cái đó chúng ta cần đắn đo, để từ đó, các văn bản pháp lý phải được quy định một cách bền vững và dễ chấp hành, để người dân có cơ hội thực hiện đúng luật pháp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước."
Bức xúc trước những thiệt hại và lãng phí do tình trạng “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, câu hỏi lớn cần đặt ra về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề ra những chính sách này:
"Những chính sách lạc hậu, phản tác dụng, những chính sách gây ra phiền toái thì những người soạn thảo chính sách phải chịu trách nhiệm. Những tổ chức, cá nhân nào đề xuất ra những chính sách đấy, bởi vì khi sinh ra chính sách đã có cả một quy trình là giám sát, đánh giá chính sách, cái tác động đối với xã hội… thì cái báo cáo đó gần như không được thực hiện. Bây giờ mỗi chính sách ra đời cần phải có quy trình đó."
Xác định lãng phí là một căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hại hơn cả tham ô, tham nhũng, Trung ương đã phát động công cuộc phòng chống lãng phí, coi đây là một trong các nhiệm vụ bắt buộc phải làm, để đảm bảo các nguồn lực của đất nước, của nhân dân được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các đầu mối và hệ thống giao thông quan trọng bậc nhất, là nơi đầu tư rất mạnh cho giao thông, và cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống lãng phí.
Những sự lãng phí trong giao thông cần được nhìn nhận như thế nào? Đẩy lùi lãng phí trong giao thông: Bắt đầu từ đâu?
Câu trả lời sẽ phần nào được gợi mở từ cuộc tọa đàm trực tiếp trên VOV Giao thông về chủ đề này, mời các bạn đón nghe!
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Mang nét đặc trưng của từng địa phương, phố đi bộ thu hút người trải nghiệm bởi nét văn hóa riêng vừa thân thiện với người dân lại vừa tạo dấu ấn cho du khách. Thế nhưng, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố đi bộ lại như bị “rơi vào quên lãng” vì thiếu đặc trưng và chưa phù hợp với du khách.
Hành vi chuyển làn ẩu trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khiến một tài xế xe khách phải bị xử phạt số tiền 5 triệu đồng.
Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.
Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Không dừng lại ở 100 nghìn, số cán bộ chịu ảnh hưởng từ sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có thể cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.
Khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, một nam thanh niên ở Thái Bình đã có hành vi chống đối, tông xe máy vào CSGT đang làm nhiệm vụ.