Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã hơn 1 tuần nay, cứ hễ đi chợ, siêu thị thì trong giỏ hàng của chị Đồng Thị Yến Vy đều không thiếu những trái cây tươi, ngon trong nước để làm nước ép giải nhiệt trong mùa nắng nóng cho gia đình thay vì chọn các loại trái cây nhập khẩu giá rẻ.
Theo chị Vy cho biết, dù trái cây nhập hình dáng bắt mắt giá cũng rẻ nhưng gia đình thường chọn các loại trái cây trong nước để sử dụng vừa an tâm về chất lượng, điều quan trọng là góp phần nhỏ trong việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Nếu ngày thường, mua 1 kg cam hay xoài, quýt…, cả gia đình 3 người ăn 1 - 2 ngày mới hết thì giờ hầu như chỉ ăn trong ngày.
Chị Đồng Thị Yến Vy, chia sẻ: Thời tiết oi bức nên tôi thường mua trái cây về để ướp lạnh cho cả nhà ăn giải nhiệt. Ngoài ra, tôi cũng dùng các loại trái cây táo, dưa lưới, ỏi cam sành để làm nước ép, sinh tố.
Ghi nhận tại ĐBSCL cho thấy, mùa nắng nóng này, nhiều nông dân trồng chanh, tắc phấn khởi vì được mùa, giá cao. Do vào mùa nắng nóng, nhu cầu thị trường tăng cao nên giá tắc cũng ở mức cao, thu hoạch tới đâu thương lái thu mua hết đến đó. Theo đó, từ đầu năm đến nay, tắc được thương lái thu mua tận vườn với giá từ 10.000-15.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán chanh không hạt trung bình 22.000-25.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000 đồng/kg so với tháng trước.
Bà Nguyễn Thị Thuyết, Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thông tin thêm: Mình cân xô chứ không có cân loại, khi nào bán mình mới cân loại. Tùy theo năm, năm nay tăng sớm hơn mọi năm. Tầm 20.000-25.000 đồng/kg, mấy ngày nay chanh cũng nhiều, ngày 7-8 tấn, hút hàng hơn mọi khi, hút hàng hơn tháng mưa.
Tương tự tắc, chanh thì cam sành sau thời gian dài giảm mạnh chỉ còn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg, giá cam sành đã tăng trở lại, hiện ở mức 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg. Theo người trồng cam tại Hậu Giang, do giá ở mức thấp, nông dân hạn chế xử lý ra trái nghịch vụ, chỉ để cây ra trái tự nhiên để giảm chi phí đầu tư, nhưng với giá cả như hiện nay nông dân hầu như không có lời.
Bà Dương Thị Hồng Mỹ, tiểu thương tại Hậu Giang cho biết: Giá cam nó rẻ không có lái vô mua. Rẻ, mình phải đem đi bán vầy nè. Trời nắng thì bán được, người thì mua 5kg, 6kg, 4kg. Mua nhiều, mấy người người ta bán nước mua nhiều lắm. Quá trời rẻ, lỗ tiền phân.
Nắng nóng, kéo theo nhiều loại nông sản giải nhiệt cũng được giá, hiện nông dân trồng dưa gang tại Hậu Giang và nhiều địa phương tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch, năng suất dưa gang khoảng 2 tấn/công. Giá bán dưa hiện khoảng 3.000 đồng/kg, tăng từ 300 - 500 đồng so với cách đây 2 tuần. Nguyên nhân giá dưa tăng theo các thương lái do thời điểm này, nhiều ruộng dưa đã thu hoạch hết, nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu giải nhiệt nắng nóng tăng cao nên đẩy giá dưa nhích lên.
Ông Trần Ngọc Nhiều, thương lái mua dưa gang tại Hậu Giang, chia sẻ: Trung bình 3.000 đồng/kg. Còn mua dưa đẹp đẹp với cái người người ta mới mẻ là phải 3.200 đồng mới bán. Cách đây nửa tháng là lúc đầu 2.500-2.700 đồng là bán không được. Bắt đầu bán được là dưa trong đồng cạn, người ăn tăng, vì nắng quá. Thứ hai là lúa thóc rồi dân cũng có tiền. Thường Thủ Đức, Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) với lên Bình Dương thôi, còn đi hướng về Tịnh Biên bên cửa khẩu là giảm lắm. Thí dụ mọi năm qua chừng 50 tấn thì năm nay qua chừng 10-15 tấn chứ không nhiều. Năm nay thì 1 công kiếm chút đỉnh, thua lúa. Trung bình thì 1 công kiếm 3 triệu hà.
Bên cạnh đó, sức mua các mặt hàng trái cây giải nhiệt cũng tăng 20-30% so với ngày thường. Cụ thể, dừa tươi là loại được tiêu thụ khá nhiều, giá bán tăng nhẹ, từ 8.000-15.000 đồng/trái, khóm khoảng 12-15.000 đồng/trái loại 1, cam xoàn 35.000-50.000 đồng/kg, dưa lưới 60.000-80.000 đồng/kg…Theo nhiều tiểu thương và nông dân, từ nay đến khoảng tháng 4-5, là cao điểm mùa nắng nóng nên các loại trái cây giải nhiệt sẽ tiếp tục được tiêu thụ mạnh, dự báo giá các mặt hàng này cũng sẽ duy trì ở mức cao.
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Cho rằng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông là 75 triệu đồng còn thấp, đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức này lên 150–200 triệu đồng, tránh trường hợp "phạt tiền ít người dân vẫn cố tình vi phạm".
Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngày 16/05 cũng là ngày cuối cùng chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ.
Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.
Các trụ sở bỏ hoang giữa lòng Hà Nội giống như những ‘bóng ma’ kiến trúc, không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của người dân về sự phát triển và quản lý đô thị. Không những thế, đây là một sự lãng phí…
Tháng Năm về, trong cái nóng gay gắt, Hà Nội vẫn có những 'ốc đảo xanh' dịu mát, mang đến cho khách bộ hành cảm giác thư thái, như thể được nhận chút 'lộc trời' giữa lòng phố thị, như trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Trần Phú, Phan Đình Phùng.