Yêu cầu các chuyến bay có số hiệu tương tự không hoạt động cùng thời gian
Các chuyến bay có số hiệu tương tự, dễ nhầm lẫn khi hoạt động cùng thời gian, trong cùng vùng kiểm soát.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nói mạng lưới cung cấp, phân phố nước sinh hoạt của Hà Nội là một mê cung, thì hiểu theo nghĩa nào cũng đúng.
Theo nghĩa đen, người dân Hà Nội không thể nào hình dung được chính xác đường đi của nước sạch từ nơi khai thác đến khi họ sử dụng sẽ như thế nào, đi qua những đầu mối nào.
Theo nghĩa bóng, thì ngành nước Hà Nội hiện đang vận hành ra sao, chất lượng có đảm bảo an toàn không, người dân nếu muốn thì cũng không biết phải tìm ở đâu.
Khi Kênh VOV Giao thông phát sóng loạt bài này, có đồng nghiệp hỏi tôi: Liệu có bao nhiêu người dân thực sự cần biết các thông tin lằng nhằng đó. Họ chỉ cần biết nước họ đang dùng là nước sạch, và nếu có vấn đề gì thì đã có pháp luật.
Ý kiến đó không sai. Bởi trên lý thuyết, các nhà máy sản xuất nước sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn để được cấp phép và giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực môi trường, y tế, xây dựng… thực sự là không dễ dàng.
Về lý, đương nhiên khi nước sinh hoạt có vấn đề, thì các cơ quan quản lý, giám sát sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng thực tế thì khác.
Thực tế, nguồn cấp nước sạch ở Hà Nội được hàng chục đơn vị khai thác, sản xuất. Có đơn vị sản xuất từ nước ngầm, có đơn vị sản xuất từ nước mặt. Nhưng Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (HAWACO) là đơn vị phân phối đến 90% người dân Hà Nội, thuộc 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
Nghĩa là công ty này vừa sản xuất, vừa mua nước từ các nhà máy khác và phân phố đến người dân và theo lý thì công ty này phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng nước trước khách hàng, cho dù nguồn nước lấy từ bất cứ doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên, khi phát biểu trong loạt bài của VOV Giao thông, ông Lê Văn Du – Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP Hà Nội, cho biết toàn bộ quy trình sử lý sự cố, đảm bảo chất lượng đầu ra đều phụ thuộc vào “sự tự giác” của các nhà máy.
Một đơn vị phân phối nước sạch với nguồn nước từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, rồi phân phối theo mạng vòng, nhưng chất lượng nước lại phụ thuộc vào sự tự giác của các nhà máy. Vậy khi một nhà máy không tự giác thì sao? Thực tế thì đó là một câu hỏi không được trả lời.
Việc công bố chất lượng nước sinh hoạt định kỳ hiện nay được quy định gồm 2 yếu tố: Nội kiểm và Ngoại kiểm. Nội kiểm là nhà máy tự kiểm nghiệm rồi công bố trên webside của mình. Ngoại kiểm là kết quả do Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) có trách nhiệm công bố.
Tuy nhiên, thực tế thì người dân không thể tìm thấy nó được công bố ở đâu.
Ngay cả khi phóng viên VOV Giao thông đến tận nơi đề nghị cung cấp thì mấy tháng rồi cũng không có hồi âm. Tìm vào website chính thức của Nhà máy nước Hà Nội, đơn vị trực tiếp bán nước sinh hoạt cho 14 quận huyện, cũng không có bất cứ một thông tin nào và kết quả ngoại kiểm chất lượng nước.
Nước sinh hoạt là một mặt hàng thiết yếu, đặc biệt quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp tới sinh mạng của cư dân đô thị. Nhưng sự mù mờ về thông tin trên thực tế khiến người dân Hà Nội đang phải mua nước, dùng để ăn uống, mà không thể biết nó sạch hay bẩn.
Tôi cho rằng, đây là một vấn đề nghiêm trọng mà chính quyền thành phố cần lập tức đưa ra một hành động chấn chỉnh./.
Các chuyến bay có số hiệu tương tự, dễ nhầm lẫn khi hoạt động cùng thời gian, trong cùng vùng kiểm soát.
Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, lực lượng chức năng khuyến khích người dân lắp camera hành trình trên ô tô cá nhân để tự bảo vệ mình trong các tình huống, chứ không bắt buộc.
Chỉ trong hơn một tháng qua, tại Hà Nội đã xảy ra 2 vụ bắt cóc trẻ em tống tiền, trong đó, vụ bắt cóc, sát hại cháu bé 21 tháng tuổi vừa qua với nghi phạm là người được gia đình nạn nhân thuê làm giúp việc, cho thấy sự manh động của loại tội phạm, người dân tuyệt đối không được chủ quan.
Ở Khu đô thị Vinhome Ocean Park Gia Lâm, Hà Nội, trên đường Lý Thánh Tông có hàng chục hố ga mất nắp như những chiếc “bẫy” trên vỉa hè. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở những tuyến đường mới thuộc địa bàn phường Việt Hưng, Phúc Đồng,… quận Long Biên.
Những khung cửa cũ kỹ, những bức tường rêu phong nhuốm màu thời gian, những căn nhà có tuổi đời còn lớn hơn cả những người sống trong nó, luôn gây ra sự tò mò với những người lạ; chúng giấu đằng sau bao nhiêu điều bí ẩn nhưng cũng thể hiện một phần nét đẹp của Hà Nội - phố cổ.
Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại điểm nóng sốt xuất huyết thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tình trạng rác thải “bủa vây” đã không còn. Nhưng mương thoát nước đen đặc vẫn ám ảnh và người dân mong mỏi từng ngày để tình trạng ô nhiễm được khắc phục triệt để.
Trước thềm Tết Trung thu, ghi nhận nhiều vụ phi công phản ánh vật thể bay không người lái và đèn trời có nguy cơ uy hiếp an toàn bay. Cảng HKQT Nội Bài tích cực phối hợp với lực lượng công an và khuyến cáo người dân.