Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch (Kỳ 2): Chất lượng chỉ… “cơ bản” đạt Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch (Kỳ 2): Chất lượng chỉ… “cơ bản” đạt

Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch (Kỳ 2): Chất lượng chỉ… “cơ bản” đạt

Chu Đức - Hải Hà   •   10:10 24/11/2022

Như chúng tôi đã đề cập trong kỳ số 1 của loạt loạt phóng sự “Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch”, dù nghi ngờ chất lượng nước sạch mua để sinh hoạt, song người dân lại không thể tìm kiếm được những thông tin chất lượng nước của các cơ quan chức năng ở đâu. Ngay đến phóng viên chương trình phải mất nhiều tuần gửi công văn, liên hệ với các cơ quan liên quan mới có thể tiếp cận được thông tin này.

Vậy quy trình giám sát chất lượng nước sinh hoạt của Hà Nội do đơn vị nào chịu trách nhiệm và thực hiện ra sao? Chất lượng nước sinh hoạt của Hà Nội có thực sự sạch? Những yếu tố nào có thể tác động đến chất lượng nước?

Hiện nay, Hà Nội có 23 cơ sở cấp nước sạch tập trung, với tổng công suất 1,53 triệu m3/ngày đêm. Trong đó, khai thác từ nguồn nước mặt chiếm khoảng 54%, còn lại non nửa thị phần vẫn là nước ngầm.

Phía dưới các “đại gia” trong hệ thống cấp nước khu vực đô thị như Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây lại có rất nhiều trạm cấp nước lớn, nhỏ khác nhau, tạo thành hệ thống mạng vòng phân phối nước trên toàn địa bàn Thủ đô.

Hiện tại thị phần nhà máy khai thác nước ngầm vẫn chiếm 46% ở Hà Nội, nhưng đến năm 2025 sẽ chỉ còn 25%. Do suy thoái về chất lượng, nước ngầm sẽ trở thành nguồn dự trữ.

Hiện tại thị phần nhà máy khai thác nước ngầm vẫn chiếm 46% ở Hà Nội, nhưng đến năm 2025 sẽ chỉ còn 25%. Do suy thoái về chất lượng, nước ngầm sẽ trở thành nguồn dự trữ.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng nước của 65 cơ sở cấp nước lớn nhất (với công suất trên 1.000 m3/ngày đêm).

Ông Vũ Kim Chung, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường- y tế- trường học, thuộc CDC Hà Nội cho biết, trong năm 2021, có tới 25 trên 64 cơ sở được kiểm tra có thông số không đạt chuẩn, tương đương 20% sản lượng nước, tập trung vào khu vực nông thôn.

"Tại thời điểm kiểm tra có hơn 60 % cơ sở đó đạt quy chuẩn, còn lại vẫn còn một số chất lượng nước chưa đạt. Các thông số trường hợp này nó rơi vào thông số như amoni, mangan, pecmanganat, nitrit- đây là những thông số về chỉ điểm vệ sinh. Trong cái khâu quá trình xử lý nước, từ giếng nước lên, qua khâu xử lý thì chưa hoàn toàn đạt quy chuẩn.

Các cơ sở nước có nguồn nước không đạt tập trung chủ yếu vào các cơ sở sử dụng là nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm xây dựng quá lâu rồi chất lượng nước khó đảm bảo, ông Chung nói.

Theo ông Vũ Kim Chung, Phó phòng sức khỏe môi trường, CDC Hà Nội, chất lượng nước tại 40% cơ sở cấp nước lớn không đạt, tập trung ở nông thôn, nơi khai thác nước ngầm.

Theo ông Vũ Kim Chung, Phó phòng sức khỏe môi trường, CDC Hà Nội, chất lượng nước tại 40% cơ sở cấp nước lớn không đạt, tập trung ở nông thôn, nơi khai thác nước ngầm.

Nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch của các nhà máy nước mặt, và đặc biệt là nhà máy nước ngầm, trong bối cảnh nguồn nước ngầm đang bị suy giảm chất lượng, và chính Hà Nội cũng đang có xu hướng giảm phụ thuộc vào nguồn nước này, phóng viên đã tìm đến các công ty, nhà máy nước có liên quan, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Ông Lê Văn Du – Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây Dựng Hà Nội, cho biết khá gọn lỏn: Những quy trình này đã được quy chuẩn hóa tại nhà máy!

"Trong quy chuẩn thiết kế đều đã xác định được quy mô, quy trình thực hiện nhà máy đó. Khi đơn vị thẩm duyệt thiết kế tùy theo quy mô công suất đã xác định rõ những hệ số. Cái này theo Quy chuẩn 07 năm 2016 của Bộ Xây dựng đã xác định rất rõ về quy chuẩn kỹ thuật công trình cấp nước", ông Du nói.

Đây là quy trình sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt do Viwasupco cung cấp. Còn quy trình sản xuất nước ngầm, phóng viên không thể tiếp cận do công ty nước sạch Hà Nội từ chối trả lời

Đây là quy trình sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt do Viwasupco cung cấp. Còn quy trình sản xuất nước ngầm, phóng viên không thể tiếp cận do công ty nước sạch Hà Nội từ chối trả lời

Liệu quy trình sản xuất nước, quy trình ngoại kiểm chất lượng nước hiện hành (1 năm/lần) tại các nhà máy có đảm bảo an toàn cho chất lượng nước đầu ra? Vấn đề này được ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc công ty ứng phó sự cố môi trường (SOS) đặt ra. Theo ông Sơn, về cơ bản, công nghệ xử lý nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm và nước mặt đều có 2 công đoạn chủ yếu là keo tụ và diệt khuẩn (dùng phèn và clo).

Cũng theo ông Sơn, điều này có rất nhiều rủi ro: "Với công nghệ như vậy nếu xảy ra một tình huống sự cố như có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, dầu, hóa chất thì công nghệ cấp nước sinh hoạt không xử lý được. Với tần suất lấy nước thưa thớt như thế, chúng ta chắc chắn bỏ qua giai đoạn, thời điểm sự cố xảy ra, không thể kiểm soát được một cách an toàn đầy đủ trong toàn bộ quá trình cấp nước cho người dân".

Chuyên gia Phạm Văn Sơn nhấn mạnh, với công nghệ xử lý và tần suất kiểm nghiệm thưa thớt hiện nay, chắc chắn không thể kiểm soát an toàn đầy đủ trong quá trình cấp nước cho dân.

Chuyên gia Phạm Văn Sơn nhấn mạnh, với công nghệ xử lý và tần suất kiểm nghiệm thưa thớt hiện nay, chắc chắn không thể kiểm soát an toàn đầy đủ trong quá trình cấp nước cho dân.

Cùng quan điểm, GS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật môi trường cho rằng, nguồn nước chứa rất nhiều tạp chất phức tạp mà hệ thống màng lọc không thể loại bỏ được:

"Ngoài các chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào nguồn nước, có những chất mà việc xử lý của nó cực kỳ phức tạp mà dây chuyền truyền thống có thể không loại bỏ được.

Ví dụ như: các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, các thuốc Hormone tăng trưởng, dược phẩm, các chất có nguồn gốc từ hóa chất công nghiệp, sơn chất tẩy rửa phế thải, chất thải của các xí nghiệp công nghiệp. Trong trường hợp như thế thì việc xử lý nó phải áp dụng công nghệ xử lý rất đặc biệt".

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, với mạng lưới đường ống và các trạm cấp nước cũ cả trăm năm tuổi, hệ thống cấp nước của công ty nước sạch Hà Nội không tránh khỏi khá nhiều sự cố

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, với mạng lưới đường ống và các trạm cấp nước cũ cả trăm năm tuổi, hệ thống cấp nước của công ty nước sạch Hà Nội không tránh khỏi khá nhiều sự cố

Cũng theo GS Nguyễn Việt Anh, chất lượng nước sinh hoạt không đạt chất lượng còn có thể do tình trạng sử dụng hóa chất quá liều để xử lý nguồn nước, hoặc do các thiết bị, phụ tùng, phụ kiện đường ống nước phát tán các chất ô nhiễm khi tác dụng với Clo hoặc dưới ánh nắng mặt trời, hay đường ống bị bục vỡ, bị đấu nối trái phép.

Đó là chưa kể, nếu không cấp nước liên tục, đường ống nước không có áp lực dư thì chất ô nhiễm dễ dàng thâm nhập từ nước thải, nước ngầm vào hệ thống.

Thừa nhận điều này, đại diện Sở Xây dựng cho rằng, tại một số khu vực do Công ty nước sạch Hà Nội cung cấp, như quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trung, hệ thống đường ống nước có tuổi đời hàng trăm năm, rất dễ xảy ra những sự cố khi chất lượng hệ thống đường ống đã bị xuống cấp:

"Công ty Nước sạch Hà Nội có bề dày lịch sử hàng trăm năm, có những hệ thống từ thời Pháp, sự cố cũng có rất nhiều. Tuy nhiên, để khắc phục thì hệ thống hoàn chỉnh sẽ có sự bổ trợ, đảm bảo khi cắt đường ống này vẫn có nguồn nước thứ hai để bù đắp trong quá trình đường ống kia sửa chữa".

Các chuyên gia cho biết, nếu sử dụng nước sinh hoạt với nhiều tạp chất thời gian dài sẽ có hại cho sức khỏe, nếu lượng Clo dư nhiều có thể gây ung thư.

Các chuyên gia cho biết, nếu sử dụng nước sinh hoạt với nhiều tạp chất thời gian dài sẽ có hại cho sức khỏe, nếu lượng Clo dư nhiều có thể gây ung thư.

TTheo các chuyên gia, nếu các chỉ tiêu về chất lượng nước vượt chuẩn quá nhiều có thể kéo theo sự thay đổi của một số thông số khác, có nghĩa chất lượng nước không thực sự sạch, hay nói cách khác, bị ô nhiễm.

Nếu sử dụng nước sinh hoạt với nhiều tạp chất trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu lượng Clo dư quá nhiều có thể gây ung thư.

---

Những sự cố nước sạch có thường xuyên xảy ra và những thông tin này có được thông báo đến người dân? Quá trình giải quyết sự cố có bất cập gì?

Nước sạch đang được sản xuất như thế nào? Cơ quan giám sát nhà nước không thể biết có sự cố nếu nhà máy không báo cáo!?

Câu trả lời sẽ có trong Kỳ 3: Lỗ hổng trong quy trình xử lý sự cố nước sạch.