Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Chất lượng nước sạch ở đô thị đang được giám sát thế nào?

Lê Minh: Thứ sáu 09/09/2022, 14:02 (GMT+7)

Hàng tháng bỏ tiền để mua nước sạch, nhưng chất lượng nước sinh hoạt ở một số địa bàn không được như mong đợi, thậm chí “nước bẩn” từ nhiều năm. Ở một vài khu vực, nước từ vòi của các căn hộ còn bị vẩn đục, đen như màu cà phê…

Bắt đầu chuyển đến sống tại chung cư Hòa Phát, số 70 Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ năm 2019, chị Lê Ân cho biết, nước sinh hoạt của nhiều căn hộ thường có màu vàng, vẩn đục. Sau nhiều lần kiến nghị và báo chí vào cuộc, Ban quản lý tòa nhà đang tiến hành khắc phục xử lý, nhưng tiến độ rất chậm.

Chị Ân vẫn chưa thực sự yên tâm khi sử dụng nước từ vòi: "Ngày xưa nước bẩn nhìn bằng mắt là thấy, nhưng sau khi Ban quản trị lên tiếng thì nước, nhìn bằng mắt nước không còn có màu vàng đục như xưa nữa, nhưng vẫn còn khá nhiều mùi Clo. Khi sử dụng rửa mặt, bé nhà mình rất hay bị ghèn mắt, da em bé hay bị ngứa, ghẻ", chị Ân cho biết.

Đã từng chứng kiến những dòng nước đen kịt chảy ra từ vòi nước sinh hoạt ngay trong căn hộ nằm ở thủ đô, anh Nguyễn Văn Mạnh và nhiều cư dân sống tại chung cư 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai vô cùng bức xúc khi hàng tháng phải trả tiền để mua nước sạch nhưng lại phải dùng ‘’nước bẩn”.

"Trong quá trình nước đóng cặn ở trên thành ống nó xổ ra, có những căn hộ nước đen như màu bã cà phê, rất là bẩn. Cái này cũng có thể tồn tại trên đường ống từ trước đến nay. Mặc dù, Ban quản lý cũng đã sục rửa trên bể ngầm hoặc bể chứa nhưng đến hiện tượng đấy vẫn xảy ra", anh Mạnh nói.

Nước căn hộ sử dụng tại Chung cư 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai vào tháng 7//2021.

Nước căn hộ sử dụng tại Chung cư 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai vào tháng 7//2021.

Mặc dù tình trạng nước bẩn xảy ra tại một số tầng, căn hộ tại chung cư 87 Lĩnh Nam, nhưng anh Hoàng Tùng rất lo lắng nếu không có những biện pháp cải thiện nguồn nước hay nếu người dân cứ trông chờ vào các đơn vị cấp nước hay đơn vị quản lý tòa nhà, thì sức khỏe của người dân sống tại khu vực này bị ảnh hưởng:

"Chất lượng nước cung cấp cho các khu dân cư rất tồi. Bản thân tôi thấy vô cùng lo ngại cho sức khỏe của chúng tôi. Đơn giản nhất là sử dụng nước đen bẩn để tắm rửa có thể gây ra các bệnh ngoài da hoặc dùng để giặt giũ những áo sáng màu chuyển sang màu đen. Đối với những cái không nhìn thấy như sử dụng những nước này ăn uống mà không có biện pháp triệt để có thể gây đi ngoài về lâu dài có thể gây ung thư", anh Tùng cho biết. 

Theo khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, có đến hơn 9/10 người được hỏi, tại 4 địa bàn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng nước dùng cho ăn uống. Hầu hết các gia đình  chủ động bỏ tiền để lắp đặt bộ lọc tổng cho nước sinh hoạt, giặt giũ  và lắp máy lọc nước để dùng làm nước ăn.

Bác Hồng, sống tại chung cư HH Linh Đàm chia sẻ: "Thỉnh thoảng cũng có lúc bị vẩn đục. Nước hơi hơi có mùi, không biết bốc lên từ cống lên tôi không biết. Nhưng nhà này dùng nước ăn có máy lọc riêng, nước sinh hoạt dùng nước bình thường của máy".

Cô Ly Nguyễn, có hơn 20 năm định cư tại Mỹ cho biết, tại Mỹ, người dân có thể uống nước trực tiếp từ vòi. Nhưng tại Việt Nam, dù các gia đình đã dùng máy lọc nước và đun sôi, nhưng cô Ly Nguyễn vẫn rất lo ngại về chất lượng nước sinh hoạt đang được sử dụng tại Việt Nam.

"Chất lượng nước ở Việt Nam mình thấy không yên tâm lắm. Ví dụ như đun nước nhìn các bình nước siêu tốc, hay những bình nước các gia đình mình đến thăm có cặn. Thứ hai nếu uống trực tiếp không uống được. Khi mà mình uống thử một ngụm nước chưa qua máy lọc hay chưa đun sôi. Mình có cảm giác không được trong, sạch và cứng, nhiều lúc có cảm giác có mùi của đất, bùn", cô Ly Nguyễn cho biết.

Ban quản lý tòa nhà thau rửa bể chứa trên mái, bể ngầm định kỳ 6 tháng/ lần nhưng một số căn hộ đôi lúc vẫn gặp tình trạng nước vẩn đục

Ban quản lý tòa nhà thau rửa bể chứa trên mái, bể ngầm định kỳ 6 tháng/ lần nhưng một số căn hộ đôi lúc vẫn gặp tình trạng nước vẩn đục

PGS.TS Bùi Thị An, Nguyên Đại biểu quốc hội khóa 13 cho rằng, những năm gần đây, tỷ lệ cung ứng nước sạch của Hà Nội đã có  nhiều cải thiện, nhưng có một thực tế là vẫn có nhiều ý kiến phản ánh về chất lượng nước sinh hoạt còn nhiều vấn đề:

"Chất lượng nước không đồng đều, người dân không tin tưởng nên phải dùng thêm các thiết bị phụ thêm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nước liên quan đến an sinh xã hội, sức khỏe người dân. Đề nghị có tổng kiểm tra, đặc biệt là những vùng dân kêu nhiều", PGS.TS Bùi Thị An nói.

TS Phạm Tuấn Hùng, Giảng viên Bộ môn cấp thoát nước Đại học Xây dựng cho biết, theo Thông tư số 41 quy định các đơn vị kiểm soát chất lượng nước sạch , 2 cơ quan được giao trọng trách lấy mẫu xét nghiệm nước là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Trung tâm y tế dự phòng. Hiện nay Nhà nước đã ban hành Quy chuẩn 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng nước sinh hoạt và áp dụng bắt buộc cho các đơn vị kinh doanh nước sạch.

"Chưa nói đến quy chuẩn, chỉ nói về mặt định tính, nước sạch là nước không có mùi vị lạ, mới tạm gọi là nước sạch. Còn nếu để nước đó không ảnh hưởng đến sức khỏe thì phải xét nghiệm theo các quy chuẩn hiện hành. Nếu nước xuất hiện các biểu hiện không bình thường, mùi, mầu thì nước đấy không là nước sạch và không nên sử dụng", TS Phạm Tuấn Hùng cho biết.

Cán bộ TTYTDP Hà Nội lấy mẫu nước ở bể nước chung cư để xét nghiệm (ảnh minh họa)

Cán bộ TTYTDP Hà Nội lấy mẫu nước ở bể nước chung cư để xét nghiệm (ảnh minh họa)

Nhiều khu vực tại đô thị đang phải đối mặt với nỗi lo về chất lượng nước sinh hoạt. Mặc dù đã có những quy chuẩn về chất lượng nước nhưng việc tuân thủ quy chuẩn này vẫn còn bỏ ngỏ.

Điều đó, đòi hỏi cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần sớm vào cuộc để tìm ra nguyên nhân và công bố công khai để người dân thực sự an tâm với nước sinh hoạt hàng ngày.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Phấp phỏng chất lượng nước sinh hoạt".

Chất lượng nước sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến đời sống người dân đô thị. Nhà nước và ngành y tế đã xây dựng khung pháp lý và ban hành nhiều quy định, quy chuẩn về nội dung này, đơn cử như Quy chuẩn Việt Nam 01 năm 2009 về chất lượng nước ăn uống và Quy chuẩn Việt Nam 02 năm 2009 về Quy chuẩn Việt Nam 02 năm 2009 về chất lượng nước sinh hoạt kèm theo Thông tư số 04 năm 2009.

Đến năm 2018, Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1 năm 2018) kèm Thông tư 41 năm 2018. Quy chuẩn mới này sẽ thay thế cho QCVN 01: 2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT.

Theo Thông tư 41, các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước. Tuy nhiên, công tác này có được thực hiện hay không và kết quả này như thế nào đến nay người dân vẫn chưa nắm được.

Hai đơn vị được giao trach nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm y tế dự phòng. Trong đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh được giao kiểm tra các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên); Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm).

Số liệu thống kê cho thấy, thị trường máy lọc nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây, lên đến 12,4% trong giai đoạn 2016 – 2021. Con số này phần nào cho thấy, nhu cầu sử dụng máy lọc nước tại Việt Nam, đặc biệt các đô thị gia tăng. Trong đó, một trong những nguyên nhân là do người dân còn có những lo ngại về chất lượng nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày.

Có thể thấy, các quy định về kiểm soát chất lượng nước đã được quy định rõ ràng, cụ thể và các đơn vị sản xuất, phân phối nước sinh hoạt tại các đô thị cũng định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng nguồn nước nhưng vì sao, người dân ở các đô thị, trong đó có Hà Nội vẫn chưa được sử dụng nước sạch xét ở góc độ cảm quan.

Hiện chưa có kết quả kiểm định khẳng định chất lượng nước sinh hoạt tại một số khu vực có đạt các thông số theo quy chuẩn hay không? Nhưng có thể khẳng định chất lượng nước sinh hoạt không đồng đều tại một số khu vực và điều này đang khiến nhiều người dân lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương thường xuyên giám sát và kịp thời phát hiện những nguyên nhân khiến chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

---

Đâu là nguyên nhân khiến chất lượng nước sinh hoạt của người dân không đảm bảo? VOV Giao thông sẽ tiếp tục đề cập trong bài viết tiếp theo. 

Lê Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn