Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Làm sao để quy định không cản trở hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất?

Xuân Tú: Thứ sáu 01/12/2023, 06:05 (GMT+7)

Thảo luận dự án Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, một số ĐBQH đề xuất, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền mặt đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá, nhằm tăng trách nhiệm các bên tham gia và giảm vấn đề tiêu cực.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý tránh để quy định làm giảm thu hút của hoạt động đấu giá. Đây là một trong các ý kiến của chuyên gia kinh tế, TS Lê Quốc Phương, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) trong cuộc trao đổi với PV VOV Giao thông.

PV: Theo ông, việc quy định bên tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp trước 20% tiền mặt tính trên tổng giá trị tài sản đấu giá sẽ tác động thế nào đến hoạt động đấu giá?

TS Lê Quốc Phương: Chúng ta cũng biết là vừa qua hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng xảy ra khá nhiều hiện tượng tiêu cực, như là hiện tượng thông đồng, một là để giảm giá, làm thất thoát ngân sách nhà nước hoặc là để thổi giá lên cao, người ta gọi là làm giá, hay hiện tượng người trúng đấu giá bỏ cọc.

Để chấm dứt hoặc là hạn chế tình trạng này, chúng ta đã nâng mức đặt cọc lên cao hơn so với quy định hiện hành. Tôi cho rằng đây là giải pháp trong bối cảnh hiện nay là tương đối cần thiết, để tránh tình trạng nhiều đối tượng tham gia đấu giá để trục lợi, làm cho những ai có nhu cầu thực sự sẽ tham gia.

Tuy nhiên nó cũng có mặt trái nhất định, nếu chúng ta nâng số tiền đặt quá cao thì làm giảm số người tham gia đấu giá và giảm tính cạnh tranh. Nhưng như tôi đã nêu, trong bối cảnh hiện nay đây là những điều cần thiết, và những người thực sự tham gia đấu giá sẽ phải chuẩn bị sẵn tiền để tham gia được.

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

PV: Mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo các bên tham gia phải có trách nhiệm, giữ sự công bằng, minh bạch, tránh để hoạt động đấu giá trở thành công cụ cho 1 số cá nhân, tổ chức. Vậy theo ông, ngoài tăng số tiền phải nộp trước, các chế tài xử lý các bên vi phạm quy định có cần điều chỉnh, bổ sung gì không?

TS Lê Quốc Phương: Phải nói hiện tượng bỏ cọc, thổi giá hoặc dìm giá không chỉ do vấn đề tiền đặt cọc mà còn do quy định pháp luật vẫn còn kẽ hở. Do đó bên cạnh việc tăng tiền đặt cọc thì chúng ta cũng cần bổ sung, điều chỉnh chế tài xử lý. Ví dụ chúng ta phải bổ sung việc áp dụng chế tài xử phạt hành chính, người trúng giá đấu thầu mà sau một thời gian không nộp tiền và không chứng minh được lý do bất khả kháng thì bị phạt.

Trong trường hợp ảnh hưởng lớn đến an ninh kinh tế thì thậm chí phải áp dụng chế tài hình sự. Thế rồi người vi phạm thì chúng ta không cho tham gia những lần đấu giá tiếp theo, và còn một việc nữa là vừa rồi chúng ta phải tổ chức đấu thầu lại, rất tốn kém, mất thời gian.

Theo tôi, chúng ta có thể quy định công nhận kết quả với người nào trả giá cao thứ hai. Một điểm nữa, chúng ta phải nâng cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thu thập thông tin của các tổ chức đấu giá. Nếu bất thường thì phối hợp với các cơ quan chức năng ví dụ cơ quan an ninh kinh tế của Bộ Công an để điều tra, xử lý.

PV: Đấu giá là hoạt động phổ biến trên toàn cầu, chắc hẳn kinh nghiệm quốc tế sẽ có những điểm để chúng ta tham khảo, áp dụng cho phù hợp với Việt Nam, thưa ông?

TS Lê Quốc Phương: Tôi cho rằng những kinh nghiệm của các nước mà chúng ta cần tham khảo thì nó nằm ở một số điểm thế này. Thứ nhất, quy định điều kiện trở thành đấu giá viên. Đấu giá viên ở trong luật pháp các nước quy định rất chặt chẽ, phải được đào tạo chính quy và phải có tập sự hành nghề, đủ điều kiện mới được cấp giấy phép.

Thứ hai là quy định về các trình tự, thủ tục đấu giá đất cũng rất chặt chẽ. Thế rồi có quy định về cơ quan quản lý đứng ra xem xét, xử lý việc đấu giá tài sản. Chúng ta cũng phải học tập, tham khảo những quy định về hành vi vi phạm.

Nó có vi phạm của công ty đấu giá, của đấu giá viên và các hình thức xử lý các hành vi vi phạm đó. Tất nhiên là mỗi nước có một mức xử lý khác nhau nhưng người ta đều đưa ra những sự xử lý khá nghiêm ngặt.

PV. Xin cảm ơn ông!

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới của người dân tại TP.HCM tăng cao. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm, cũng đã xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng kéo dài chờ kiểm định.

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Người dân có thể đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai – Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại tờ trình của Bộ Công an về Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh, và tranh trong phố - Tôi chợt nhận ra sự tồn tại rất thú vị này trong một lần tình cờ dạo bước trên con phố Nguyễn Thái Học – một trong những con phố bán nhiều tranh chép nhất của Hà Nội.

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

Thời gian qua nhiều người dân sinh sống trên tuyến đường Tỉnh lộ 10 (Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân) bức xúc vì công trình cầu Bà Hom vẫn chưa thể hoàn thành. Đoạn đường mở rộng 2 bên phía đầu cầu thi công ì ạch, đất đá ngổn ngang, bụi bặm khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

Chuyên chở khoảng 20% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, Công ty vận tải container quốc tế Maersk của Đan Mạch được xem là một trong những hãng tàu biển lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sau hơn 120 năm tồn tại, Maersk đang đối mặt không ít thách thức đến từ những biến động toàn cầu.

Sở GTVT 'nợ' GPLX: Chờ đến bao giờ?

Sở GTVT "nợ" GPLX: Chờ đến bao giờ?

Thời gian gần đây, Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều phản ánh từ người dân về việc Sở GTVT một số tỉnh tại ĐBSCL chậm cấp GPLX cho người học đã sát hạch đủ điều kiện được cấp GPLX.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.