Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt phải được tham gia nhiều nhất có thể

Quách Đồng: Thứ ba 19/11/2024, 17:52 (GMT+7)

Với tổng vốn xây lắp khoảng 33,5 tỷ USD, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến đem lại tiềm năng vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt.

Tuy vậy, chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đường sắt tốc độ cao: cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt”, tổ chức sáng nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần có các chính sách đặc thù, hỗ trợ, dẫn dắt, để các doanh nghiệp VN có thể tham gia ở mức cao nhất.

Khẳng định dự án đường sắt tốc độ cao có khối lượng xây lắp rất lớn, lên đến hơn 33 tỷ USD, chưa từng có tại Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt đánh giá, dù trình độ làm hầm, cầu dây văng ở VN đã phát triển vượt bậc, song, với dự án đường sắt tốc độ cao, có tốc độ 350km/h, đòi hỏi mức độ khác hơn về công nghệ, do đó không thể chủ quan. Thêm vào đó, theo Luật Đấu thầu, nhà thầu phải từng thực hiện 1-2 công trình ở mức độ quy mô tương đương, nên nếu xét theo tiêu chí này, các doanh nghiệp VN sẽ khó tham gia:

"Đây là đường sắt tốc độ cao lần đầu tiên chúng ta làm, nên làm gì có dự án nào trong hồ sơ kinh nghiệm. Thứ hai về quy mô dự án, kể cả tiền vốn, tất cả năng lực về tài chính của chúng ta còn hạn hẹp… Đây chính là những vấn đề mà chúng tôi phải kiến nghị về cơ chế, để chúng ta có cơ chế nào phù hợp".

Dự án đường sắt tốc độ cao có tổng vốn xây lắp rất lớn, lên đến hơn 33 tỷ USD, chưa từng có tại Việt Nam. Ảnh minh họa AI

Dự án đường sắt tốc độ cao có tổng vốn xây lắp rất lớn, lên đến hơn 33 tỷ USD, chưa từng có tại Việt Nam. Ảnh minh họa AI

Không chỉ về cơ chế, mà về công nghệ cũng là nỗi lo của các doanh nghiệp Việt. Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ làm đường sắt cao tốc hoàn toàn khác, ngay từ chi tiết nhỏ nhất như truyền điện cho đầu máy:

"Nếu ta không chủ động hợp tác để đầu tư công nghệ đón đầu thì tới lúc gói thầu mở ra, dù có yêu nước mấy, chúng tôi cũng không thể chấm thầu các anh thắng được. Việc truyền động điện, chúng ta cắm ổ cắm ở đây mà hơi lỏng là nó đánh lửa xoẹt xoẹt, đây tốc độ 350km truyền đường điện như thế thì không biết nó đánh thế nào, chưa nói là công nghệ hàn ray không mối nối…"

Một số doanh nghiệp đường sắt, doanh nghiệp xây lắp cũng nhận thấy cơ hội rất lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao mang lại, song cũng bày tỏ nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, Công ty đã chuẩn bị kỹ, từ việc tăng cường nhân lực, tăng vốn chủ sở hữu để sẵn sàng tham gia dự án đường sắt tốc độ cao.

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị, cần xem xét ban hành sớm các tiêu chuẩn ngành, khảo sát, thiết kế, nghiệm thu, thanh toán, thi công: "Bởi vì khi quyết định công nghệ, quyết định tiêu chuẩn sẽ ra định mức, sẽ ra đơn giá, chúng ta chọn công nghệ nào, thi công theo hướng nào và tiêu chuẩn bao nhiêu, càng tốt, càng chặt chẽ, càng xịn thì định mức, đơn giá càng đắt, tránh trường hợp rất nhiều lần yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng theo tiêu chuẩn nào thì lại chưa có."

Nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà. Ảnh minh họa

Nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà. Ảnh minh họa

Ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công trình đường sắt cho rằng, triển khai dự án đường sắt tốc độ cao sẽ có những gói thầu rất phức tạp, do vậy cần có thang điểm chuẩn về năng lực tài chính, tiêu chí tham gia hạng mục thi công xây lắp; doanh nghiệp trong nước có thể tập trung cho sản xuất hay tham gia chuyển giao công nghệ…:

"Nếu tập trung ưu tiên cho sản xuất, thì chúng tôi sẽ tập trung cho sản xuất, hay là mô hình chuyển giao, tập trung cho nghiên cứu, thì chúng tôi gom lại với nhau để đầu tư nghiên cứu, chuyển giao đào tạo từ phía nước ngoài. Doanh nghiệp rất mong mỏi để được định hướng trước".

Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả băn khoăn, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn quốc gia để lựa chọn công nghệ là gì? Vì chỉ khi công bố tiêu chuẩn thì doanh nghiệp mới có cơ sở đi theo, có đầu bài để đưa ra hợp tác quốc tế, có chuẩn để tiếp cận công nghệ phù hợp.

Ngoài ra, ông Huy cũng đề xuất, tiếp tục tháo gỡ các cơ chế đặc thù đã từng áp dụng với cao tốc Bắc – Nam, nhưng đã nảy sinh vướng mắc:

"Ví dụ cao tốc Bắc – Nam chúng tôi mất từ 6- 9 tháng mới ra được một mỏ, bây giờ nếu dự án đường sắt tốc độ cao này mà nhà nước thực hiện công tác quy hoạch mỏ, làm mặt bằng thì tiến độ dự án tôi tin chắc rút ngắn được từ 6-9 tháng là bình thường".

Tàu cao tốc shinkansen N700S. Ảnh: Jrailpass

Tàu cao tốc shinkansen N700S. Ảnh: Jrailpass

Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ GTVT cho biết, hiện nay Bộ GTVT được giao thực hiện bước nghiên cứu tiền khả thi, sau khi chủ trương đầu tư được Quốc hội xem xét, quyết định, sẽ triển khai bước nghiên cứu khả thi, tiến tới các bước tiếp theo khác. Với dự án này, quan điểm nhất quán là ưu tiên doanh nghiệp trong nước nếu đáp ứng yêu cầu:

"Dự án này chúng tôi đang trình chính sách ưu tiên tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước đối với tất cả các lĩnh vực, từ thi công xây lắp, sản xuất vật liệu… Sau chính sách đó thì sự sẵn sàng của các doanh nghiệp thế nào, nếu đã đủ thì đương nhiên vào".

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt cũng cho hay, trong thời gian rất ngắn, chúng ta sẽ phải hoàn thiện bước chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công dự án vào cuối năm 2027.

Đây là thách thức lớn. Các vướng mắc về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hệ thống tiêu chuẩn sẽ từng bước được nghiên cứu, tháo gỡ để sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Triết lý của Phở

Triết lý của Phở

Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Trong 10 tháng đầu năm, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.234 vụ tai nạn giao thông, làm chết 380 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở lứa tuổi học sinh từ 6 đến dưới 18 tuổi là 145 vụ, làm chết 19 em và làm bị thương 78 em.

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.