Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Làm cách nào “buộc” tài xế giảm tốc độ không cần phạt nặng?

Hoàng Anh: Thứ hai 11/03/2024, 15:24 (GMT+7)

Tại Singapore, sau hai vụ tai nạn chết người liên quan đến trẻ em, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh việc đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, cần đưa ra giải pháp để bù đắp cho những hạn chế của con người khi xử lý tình huống khi tham gia giao thông nhằm ngăn chặn những cái chết thương tâm trên đường.

Hiện trường vụ tai nạn khiến bé gái 4 tuổi tử vong. Ảnh: TODAY/Nuria Ling

Hiện trường vụ tai nạn khiến bé gái 4 tuổi tử vong. Ảnh: TODAY/Nuria Ling

Vào ngày 23/1 vừa qua, Zara Mei Orlic, 4 tuổi, đang đi bộ từ trường mầm non ở River Valley về nhà thì một chiếc ô tô rẽ vào khúc cua và tông vào cô bé. Chỉ một tuần sau đó, một cô bé 12 tuổi đang đi bộ trở về nhà sau khi tan học ở Taman Jurong cũng bị một chiếc xe tải va chạm dẫn đến tử vong.

Dữ liệu từ Lực lượng Cảnh sát Singapore chỉ ra rằng tai nạn giao thông gây chết người đang gia tăng. Trong nửa đầu năm 2023, số vụ tai nạn gây tử vong tăng gần gấp đôi từ 44 lên 71 vụ so với cùng kỳ năm 2022, trong đó người đi xe máy và người ngồi sau chiếm gần 1/2 số người chết.

Ông Daniel Tan, Chỉ huy Sở Cảnh sát cho biết: “Tôi thực sự lo ngại về sự gia tăng số ca tử vong do tai nạn giao thông trong 2 năm qua. Đáng chú ý là tai nạn chết người liên quan đến xe máy và người đi bộ lớn tuổi, nhóm tham gia giao thông dễ bị tổn thương nhất, ngày càng gia tăng”.

Để ngăn chặn các vụ tai nạn nghiêm trọng, việc đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn thường được các nhà chức trách quan tâm hàng đầu.

Theo Đạo luật Giao thông Đường bộ, lái xe bất cẩn gây tử vong là hành vi phạm tội có thể bị phạt tù tới ba năm và/hoặc phạt tiền lên tới 10.000 đô la Singapore đối với người vi phạm lần đầu. Tại Singapore, Đạo luật Giao thông Đường bộ đã trải qua những sửa đổi đáng kể vào năm 2019 và 2021. Thời hạn tù dài hơn, số tiền phạt cao hơn và thời gian tước quyền lái xe dài hơn đã được đưa ra để ngăn chặn hành vi lái xe vô trách nhiệm và nguy hiểm.

Các nghiên cứu ở các quốc gia khác đã phát hiện ra rằng tỷ lệ tai nạn giảm khi tăng hình phạt - nhưng chỉ ở mức vừa phải.

Do đó, có quan điểm cho rằng nên chú trọng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và sự cần thiết của giáo dục cộng đồng để ngăn ngừa tai nạn trước khi chúng xảy ra.

Dữ liệu từ Lực lượng Cảnh sát Singapore chỉ ra rằng tai nạn giao thông gây chết người đang gia tăng. Ảnh: CNA

Dữ liệu từ Lực lượng Cảnh sát Singapore chỉ ra rằng tai nạn giao thông gây chết người đang gia tăng. Ảnh: CNA

Trong những năm qua, Singapore đã đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau nhằm giáo dục công chúng về “RoadSense” – tên một chiến dịch an toàn đường bộ của cảnh sát giao thông.

Kể từ năm 1981, học sinh tiểu học đã tham gia các chuyến đi thực tế đến Công viên Cộng đồng An toàn Đường bộ, nơi tái hiện khung cảnh đường phố để các em làm quen với vạch kẻ đường, đèn giao thông và vạch sang đường dành cho người đi bộ.

Ngoài ra, còn có các chương trình biểu diễn đường phố và các chiến dịch khác, như chiến dịch Chống uống rượu lái xe hàng năm và Tháng An toàn Đường bộ Singapore.

Bà Karen Wee, Giám đốc một cơ quandịch vụ xã hội có tên “Lions Befrienders” cho biết đang từng bước nâng cao nhận thức về an toàn giao thông với người lớn tuổi: “Điều chúng tôi cần nhất là giúp họ hiểu rằng thứ nhất là đi bộ sai luật là nguy hiểm và thứ hai là hiện sức khỏe thể chất của họ đã suy giảm không còn như trước kia nữa, tốc độ di chuyển của họ có lẽ đã chậm đi 60%”. 

 

Công viên Cộng đồng An toàn Đường bộ, nơi tái hiện khung cảnh đường phố để các em làm quen với vạch kẻ đường, đèn giao thông và vạch sang đường dành cho người đi bộ. Ảnh: CNA

Công viên Cộng đồng An toàn Đường bộ, nơi tái hiện khung cảnh đường phố để các em làm quen với vạch kẻ đường, đèn giao thông và vạch sang đường dành cho người đi bộ. Ảnh: CNA

Mặc dù Singapore đã áp dụng các hình phạt mạnh mẽ hơn và thường xuyên giáo dục về an toàn giao thông, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để ngăn chặn các thảm kịch tai nạn giao thông xảy ra.

Các giải pháp mang tính pháp lý và giáo dục cho rằng tai nạn xảy ra là do người lái xe và người đi bộ thiếu kiến thức hoặc chủ đích đi sai luật.

Ngược lại, nhiều báo cáo tai nạn chỉ ra rằng lỗi xảy ra do người lái xe và người đi bộ có năng lực nhận thức hạn chế, do vậy, việc chỉ dựa vào sự cảnh giác của từng người tham gia giao thông là chưa đủ.

Thay vào đó, chúng ta cần chủ động thiết kế đường đi, sử dụng cơ sở hạ tầng “điều hòa giao thông” để định hình hành vi lái xe và bù đắp cho những hạn chế của con người.

Ý tưởng điều tiết giao thông có trước việc phát minh ra các phương tiện giao thông hiện đại. Tại thành phố cổ Pompeii, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy lối băng qua đường được dựng lên để điều tiết giao thông.

Ngày nay, cơ sở hạ tầng điều tiết giao thông tiếp tục sử dụng thiết kế vật lý của đường để điều hướng luồng giao thông. Thông thường nhất, các chướng ngại vật được đặt trên đường để buộc người lái xe phải giảm tốc độ. Điều này có thể bao gồm các biện pháp như nâng cao các đoạn đường có gờ giảm tốc hoặc lối sang đường được nâng cao, tạo ra các bề mặt không bằng phẳng hoặc thu hẹp đường.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc lắp đặt các tính năng điều tiết giao thông có thể làm chậm lưu lượng người tham gia giao thông từ 20 đến 80%. Đổi lại, những tính năng này còn giúp giảm thương tích và tử vong do tai nạn giao thông ở các thành phố trên khắp thế giới.

Còn tại Việt Nam, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu (BIGRS) - giai đoạn 2021 - 2025 do Quỹ Bloomberg tài trợ. Dự án hướng tới giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đối với học sinh, qua đó tăng tỷ lệ học sinh tự đến trường.

Dự án nghiên cứu làm lối đi bộ cho học sinh sang đường được thuận tiện, an toàn tại khu vực cổng trường học; thu hẹp làn di chuyển của các phương tiện cơ giới nhằm giảm vận tốc của các phương tiện khi đi qua khu vực trường học. Đồng thời, tạo đảo giao thông kết hợp điểm dừng chân cho người đi bộ sang đường, bố trí làn đường dành cho học sinh đi xe đạp qua nút giao bảo đảm an toàn giao thông,…

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành 'phao cứu sinh' cho xe máy

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành "phao cứu sinh" cho xe máy

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…