Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Kỳ vọng gì với nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Hải Bằng: Thứ ba 20/05/2025, 10:35 (GMT+7)

Sông Tô Lịch nhiều năm qua trong tâm trí người dân thủ đô vẫn là 1 con sông ô nhiễm, nước đen ngòm và bốc mùi nồng nặc.

Thế nhưng, thời gian gần đây, sông Tô Lịch được kỳ vọng sẽ "hồi sinh" nhờ vào những nỗ lực nạo vét, cải tạo của lực lượng chức năng. Người dân sinh sống hai bên bờ sông không giấu được niềm vui và kỳ vọng khi dòng sông này dần lấy lại sức sống. 

Những ngày này 2 bên bờ sông Tô Lịch bỗng dưng nhộn nhịp đến lạ. Tiếng máy xúc, xe chuyên dụng tất bật nạo vét bùn, rác thải dưới lòng sông. Mùi hôi đã giảm hẳn so với trước kia. Những đống bùn đất đen đặc được hút lên các xe bồn rồi đưa đi xử lý.

Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, sông Tô Lịch rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông, cộng với rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi.

Dọc 2 bên bờ sông, vẫn còn thấy nhiều họng nước thải ngày đêm xả ra sông

Dọc 2 bên bờ sông, vẫn còn thấy nhiều họng nước thải ngày đêm xả ra sông

Nhiều đoạn sông không có dòng chảy tự nhiên và trao đổi nước khiến bùn thải tích tụ dày đặc dưới lòng sông, gây mùi hôi thối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Bà Phạm Thị Mão và bà Đinh Thị Nguyệt (trú tại quận Cầu Giấy chia sẻ): “Nói chung sông giờ sạch sẽ hơn trước rồi, có triển vọng rồi. Bây giờ sông Tô Lịch không có mùi nữa rồi, sạch sẽ hơn rồi. Họ tiến hành máy xúc nạo vét lâu nay, mong sông đẹp lên, môi trường tốt lên để sức khỏe con người tốt hơn”.

“Ở đây người ta chưa tháo nước vào sông, nếu tháo nước vào sẽ tốt hơn nhiều, chúng tôi cung mong rằng sông Tô Lịch được cải tạo sạch sẽ để đỡ muỗi thì cuộc sống tốt hơn. Nhưng nước thải phải đưa xuống ống ngầm mới sạch được chứ nạo vét sông thường xuyên chỉ là 1 phần hỗ trợ nhỏ thôi”.

Từ đầu năm 2025, TP. Hà Nội đã triển khai dự án nạo vét lòng sông, xử lý chất thải, đồng thời kết hợp nhiều giải pháp sinh học để làm sạch nước. Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất nạo vét, dòng chảy sẽ được khơi thông, nước trong sông sẽ được dẫn bổ sung từ các nguồn sạch và được xử lý thường xuyên.

Theo đó, cùng với việc sớm hoàn thành tiến dộ Dự án Nhà máy nước thải Yên Xá, TP. Hà Nội đã vạch ra kế hoạch chi tiết để bổ cập nước cho sông Tô Lịch, với mục tiêu cải thiện chất lượng nước và cảnh quan đô thị.

Dự án ''hồi sinh'' sông Tô Lịch đang được triển khai với nhiều kỳ vọng của người dân về một ''dòng sông xanh''

Dự án ''hồi sinh'' sông Tô Lịch đang được triển khai với nhiều kỳ vọng của người dân về một ''dòng sông xanh''

Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất phương án lấy nước từ hồ Tây bổ cập cho sông Tô Lịch, thông qua hệ thống cửa điều tiết hồ Tây A - Cống Đõ - Mương Thụy Khuê khi cần thiết, nhằm duy trì mực nước sông Tô Lịch.

Dự án có tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước tháng 9/2025, sẽ bổ cập từ 240.000-270.000m3 nước/ngày đêm, giúp nâng cao độ nước sông Tô Lịch và tăng lưu lượng nước sông.

Không chỉ là việc nạo vét bùn và xử lý nước, dự án hồi sinh sông Tô Lịch còn bao gồm việc trồng cây hai bên bờ, xây dựng đường đi bộ, không gian công cộng phục vụ người dân.

Điều này khiến nhiều người kỳ vọng rằng Tô Lịch sẽ không chỉ “sống lại”, mà còn trở thành một điểm đến xanh mát, đáng sống ngay trong lòng đô thị. Mừng vui trước những tín hiệu tốt đẹp từ việc hồi sinh sông Tô Lịch, ông Hoàng Thanh Sinh (từng là bí thư chi bộ tổ dân phố 15, 16, Phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy) chia sẻ:

“Tôi ở đây cũng rất lâu rồi. Dòng sông Tô Lịch gây ô nhiễm rất nhiều, nhất là nước chảy xuống, quanh khu vực này ở rất khó chịu nhiều năm rồi. Thực tế, chúng ta đang thực hiện xanh sạch đẹp, bảo vệ môi trường.

Khi môi trường bị ô nhiễm thế này thì người dân chúng ta sống gần như bị trói buộc vào môi trường quá nặng nề, khổ ải, ăn nhiều, uống thuốc nhiều cũng không lại được sức khỏe, vì môi trường tác động đến sức khỏe rất nhiều nhất là tuổi già và trẻ sơ sinh.

Nếu như nhà nước đầu tư vào cải thiện sông Tô Lịch, cải thiện sức khỏe cho nhân dân thì cực kỳ quý và chúng tôi đang mong chờ điều đó.

Tôi nghĩ phải xử lý ngay từ đầu nguồn, 2 bên nước thải chảy xuống, phải có cách nào đó để ngăn ô nhiễm từ đầu nguồn. Còn nếu cứ để thế này, 2 bên thải xuống thì lại ô nhiễm mà không giải quyết được vấn đề đâu”.

Người dân ra bờ sông Tô Lịch để tập thể dục sau khi nạo vét. Theo người dân, sông Tô Lịch khó mà giữ sạch nếu vẫn còn những cống nước thải xả thẳng xuống sông

Người dân ra bờ sông Tô Lịch để tập thể dục sau khi nạo vét. Theo người dân, sông Tô Lịch khó mà giữ sạch nếu vẫn còn những cống nước thải xả thẳng xuống sông

Theo KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho rằng hiện nay, cảnh quan 2 bên bờ sông Tô Lịch đã khá đẹp, nhưng không thân thiện với con người do chất lượng nước sông ô nhiễm, gây độc hại với sức khỏe của con người và gây cảm xúc khó chịu mỗi khi đi qua.

Bởi vậy, cải tạo sông Tô Lịch phải cải tạo đồng thời hệ sinh thái cảnh quan, hệ sinh thái mặt nước, và thủy sinh trong sông Tô Lịch mới có thể đem lại hiệu quả:

"Tôi cho rằng việc tạo ra không gian hấp dẫn cho con người đầu tiên phải đảm bảo vệ sinh cho con người. Nếu chỉ cần làm cái nước sạch sẽ và có đủ nước thì cảnh quan sông Tô Lịch đã tự thu hút các hoạt động của con người xung quanh đó mà không cần bất cứ phải đầu tư gì, không cần mở rộng, không cần phải trồng thêm cây…"

Từ một dòng sông chết, trở thành con sông xanh, đó không chỉ là kỳ vọng, mà là một bài toán về quản lý đô thị, về ý thức cộng đồng và quyết tâm của chính quyền. Khi sông Tô Lịch hồi sinh, không chỉ có nước trong, không khí sạch, mà còn là niềm tin trở lại trong lòng người dân về một Hà Nội đáng sống, văn minh và hiện đại.

Theo các chuyên gia, cần có 1 hệ thống cống ngầm xử lý nước thải của các hộ dân và khu dân cư, tránh tình trạng xả thải trực tiếp xuống sông Tô Lịch

Theo các chuyên gia, cần có 1 hệ thống cống ngầm xử lý nước thải của các hộ dân và khu dân cư, tránh tình trạng xả thải trực tiếp xuống sông Tô Lịch

Thế nhưng, để một dòng sông hồi sinh, không chỉ cần máy xúc, xe chở bùn hay công nghệ hiện đại xử lý nước, mà còn cần một điều quan trọng hơn, đó là ý thức của con người. Chúng ta có thể nạo vét bùn hàng chục lần, đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xử lý nước, nhưng nếu từng hộ dân vẫn xả thẳng nước thải sinh hoạt xuống sông, nếu rác vẫn vô tư bị vứt xuống lòng sông hoặc bờ kè, thì mọi nỗ lực rồi cũng sẽ trôi theo dòng nước đục.

Do đó, hồi sinh sông Tô Lịch không đơn thuần là làm sống lại một dòng nước, mà còn là “phép thử” đối với mỗi người dân Thủ đô…

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, thời gian qua, nhiều tài xế phản ánh, họ bị chặn đăng kiểm do bị lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước. Đáng chú ý, các lỗi này không hề được phát hiện và phương tiện cũng đã nhiều lần đăng kiểm thành công. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) vừa xử lý, lập biên bản vi phạm đối với lái xe và chủ phương tiện chở sắt làm rơi hàng xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Việc khó bỏ… cho dân?

Việc khó bỏ… cho dân?

Việc tiếp tục đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông của một đại biểu Quốc hội những ngày qua lại dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhưng khác với những lần tăng trước, lần này, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại vấn đề này…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhà thầu thi công dự án cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng, mặt bằng thi công dự án không nhiều chỉ hơn 5km, cần tăng ca tăng kíp, vận dụng tất cả những gì hiện đại nhất trong ngành xây dựng để rút ngắn thời gian thi công...

Bó sắt di động, “hung thần” trên đường phố

Bó sắt di động, “hung thần” trên đường phố

Sáng 19/5, tại vòng xoay cầu Chương Dương, một bó sắt dài 12 mét, nặng khoảng ba tấn đã bất ngờ đổ xuống mặt đường khiến giao thông ùn ứ và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Kiến thức học chậm không sao, nhưng kỹ năng sinh tồn không thể chậm

Kiến thức học chậm không sao, nhưng kỹ năng sinh tồn không thể chậm

Chỉ vài tuần nữa là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè nhưng đã liên tiếp xảy ra một số vụ đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Bởi vậy, cần chú trọng đến dạy các kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ: