Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Tư, 2/4/2025
Giao thông

Người dân TP.HCM háo hức mong chờ cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Nhất Hoàng: Thứ bảy 29/03/2025, 18:14 (GMT+7)

Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm phía đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của thành phố.

Sáng nay (29/3), UBND TP.HCM đã chính thức khởi công dự án cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn, kết nối quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thuộc TP.Thủ Đức).

Từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã cùng có mặt để chứng kiến sự kiện quan trọng có ý nghĩa đặc biệt với phát triển đô thị, kinh tế - xã hội của thành phố mang tên Bác.

Phối cảnh dự án cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn

Phối cảnh dự án cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn

Dự án cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn có tổng kinh phí lên đến khoảng 1.000 tỷ đồng, do công ty Nutifood tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng, theo phương án thiết kế mà TP.HCM phê duyệt. Vị trí, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ bắt đầu từ công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) và kết thúc tại khu vực công viên bờ sông, giáp với đường Nguyễn Thiện Thành thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).

Cầu đi bộ được thiết kế hình tượng lá dừa nước - hình ảnh đặc trưng ở Nam Bộ. Kiến trúc này được đánh giá tạo ấn tượng mạnh khi kết hợp giữa nét truyền thống giản dị, đặc trưng ở miền Nam với sự hiện đại của TP.HCM hiện nay. Cầu đi bộ sẽ có chiều dài hơn 260 mét, nhịp chính là vòm treo dây văng dài khoảng 187 mét. Mặt cắt ngang của cầu chính có chiều rộng từ 7 - 11mét.

Công trình cũng được thiết kế không gian mở để tạo thông thoáng về tầm nhìn cho người đi bộ phía trên. Ngoài phục vụ người đi bộ, cầu còn có làn đường dành cho xe đạp và người khuyết tật. Cầu cũng được thiết kế cho xe cứu thương trong những trường hợp khẩn cấp...

UBND TP.HCM chính thức khởi công dự án cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn

UBND TP.HCM chính thức khởi công dự án cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn

Có mặt từ rất sớm để chứng kiến công trình biểu tượng mới của thành phố được chính thức khởi công, ông Nguyễn Viết Thanh (60 tuổi, ngụ quận 1) nói trong háo hức: “Nếu thêm cây cầu này nữa thì rất là tốt, thì cây cầu này sẽ là sự phát triển dành cho du lịch để người ta đến tham quan, biết đến sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng. Rất là mong muốn càng xây nhanh càng tốt”.

Không chỉ có thiết kế đặc biệt, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn còn được trang bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, mái che bằng ETFE cùng các tiện ích công cộng như thang máy, thang cuốn... Hệ thống chiếu sáng mỹ thuật mang đến diện mạo hiện đại và lung linh. TP.HCM cũng dự kiến tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng như lễ hội âm nhạc, trình chiếu nhạc nước, yoga, rạp chiếu phim ngoài trời ở khu vực cầu đi bộ trong các dịp đặc biệt hay cuối tuần. Đây cũng hứa hẹn là địa điểm check in độc đáo của nhiều người dân, nhất là các bạn trẻ.

"Với thiết kế của cây cầu này thì mình nghĩ nó sẽ là 1 địa điểm mang tính biểu tượng của thành phố. Và những người trẻ như mình thì sẽ rất thích đến để chek in và giới thiệu cho nhiều người".

"Sẽ giúp cho người dân thuận tiện trong việc đi lại hơn, cũng sẽ làm đẹp hơn cái mỹ quan đô thị, cũng như giúp cho các bạn trẻ có những nơi chụp hình đẹp hơn".

"Sắp tới bắc cây cầu thì nó giúp cho mình đi lại thuận tiện hơn, để cho mình thuận tiện đi bộ, ngắm cảnh. Rất là háo hức và mong chờ cầu sẽ được khánh thành".

Theo ông Bùi Xuân Cường (Phó chủ tịch UBND TP.HCM)

Theo ông Bùi Xuân Cường (Phó chủ tịch UBND TP.HCM)

Theo ông Bùi Xuân Cường (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), cầu đi bộ qua sông Sài Gòn nằm ở vị trí hết sức đặc biệt ngay tại khu vực trung tâm thành phố, sau khi hoàn thành sẽ là địa điểm lý tưởng phục vụ nhân dân và du khách trải nghiệm, thư giãn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông Sài Gòn và cảnh quan khu vực.

Cây cầu đi bộ này cũng sẽ là minh chứng cho sự phát triển của TP.HCM với vai trò là một trong các đô thị lớn nhất cả nước, không ngừng hiện đại hóa, hội nhập nhưng vẫn giữ cho mình những giá trị văn hóa bền vững.

Lãnh đạo thành phố cũng mong muốn cầu đi bộ sẽ hoàn thành với chất lượng tốt nhất, mỹ quan nhất sau 12 tháng, khánh thành đúng dịp 30/4/2026 để mang tới một biểu tượng mới cho thành phố: “Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện các công trình theo quy hoạch ở khu vực bến Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng, cũng như tiếp tục đầu tư các công trình như quảng trường ở Thủ Thiêm công viên bờ sông Sài Gòn, các công trình hạ tầng kỹ thuật như là đường ven sông, đường ven hồ để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hạ tầng của khu vực trung tâm thành phố và mở rộng khu vực phát triển”.

Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm phía đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của thành phố.

Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn cùng với cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son, hầm vượt sông Sài Gòn và sắp tới là cầu Thủ Thiêm 3 (nối quận 4) và cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 7)... là những công trình quan trọng có ý nghĩa kết nối đôi bờ sông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Nhất Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Thủ đô quá tải?

Thủ đô quá tải?

Chuyện đô thị là nơi cư dân tập trung đông đúc, quá tải, đường phố luôn chật chội, giao thông tắc nghẽn, khói bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường… có lẽ là đặc trưng của những thành phố lớn. Tuy nhiên, từ đó cũng có thể nhìn thấy sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn…

Việt Nam hiếm khi chịu ảnh hưởng lớn từ động đất nhưng cũng không được chủ quan

Việt Nam hiếm khi chịu ảnh hưởng lớn từ động đất nhưng cũng không được chủ quan

Theo ghi nhận của Viện vật lý địa cầu thì vào đầu giờ chiều nay tại Myanmar đã xảy ra 1 trận động đất có độ lớn 7,3 độ richter với độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Dù cách xa tâm chấn hơn 1000km nhưng nhiều người dân tại Hà Nội và TPHCM cảm nhận khá rõ những rung lắc từ trận động đất này.

'Lên đèn' đúng nghĩa cho kinh tế đêm

"Lên đèn" đúng nghĩa cho kinh tế đêm

TP.HCM đô thị náo nhiệt bậc nhất cả nước, từ lâu đã được mệnh danh là "thành phố không ngủ". Hình ảnh những con phố rực rỡ ánh đèn, những khu chợ đêm tấp nập đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của nhiều người.

Sáp nhập địa phương, nên chọn thủ phủ mới như thế nào?

Sáp nhập địa phương, nên chọn thủ phủ mới như thế nào?

Khi sáp nhập, đó không chỉ là quyết định hành chính mà nên có định hướng về việc kết nối như thế nào, trong đó đương nhiên bao gồm vấn đề về tổ chức kinh tế, xã hội.

Quản lý drone

Quản lý drone

Các thiết bị bay không người lái đang ngày càng chứng minh được sự hữu dụng trong cuộc sống, tuy nhiên, việc quản lý sử dụng loại thiết bị này ở Việt Nam đang được cho là khá ngặt nghèo, hạn chế khả năng ứng dụng hỗ trợ cuộc sống của người dân.

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Nhiều thính giả VOV Giao thông quan tâm các trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam sẽ hoạt động dịp 30/4, đáp ứng nhu cầu đi lại. Đồng thời, tiến độ xây dựng các trạm do Bộ Xây dựng quản lý hiện ra sao?

Giấc mơ trên đảo Muối

Giấc mơ trên đảo Muối

Nghề làm muối tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) ra đời cùng với những cư dân đến đây khai hoang, bắt đầu vào khoảng năm 1973.