Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tới đây TP.HCM sẽ hoàn thiện giai đoạn 3 của dự án cũng như dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang được hoàn thiện kỳ vọng sẽ góp phần giúp toàn bộ các tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ sẽ được trả lại màu xanh.
Mới đây Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, lớn nhất cả nước đã đi vào hoạt động giai đoạn 2, điều này cho thấy những nổ lực của thành phố trong việc cải thiện môi trường đô thị.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, sau gần 20 năm triển khai, đã từ một cù lao sình lầy trở thành một cơ sở xử lý nước thải hiện đại với công suất lên đến gần 470.000 m³/ngày. Dự án này không chỉ giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là cư dân sống ven các dòng kênh gần trung tâm thành phố.
Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết: “Khi hệ thống vận hành thì toàn bộ nước thải trung tâm thành phố với tổng 3000ha với khoảng 3,4 triệu dân sẽ được thu gom đưa về xử lý tại nhà máy này, không xả trực tiếp ra kênh. Như vậy thì ô nhiễm của tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được xử lý và màu xanh trên tuyến kênh này từng bước sẽ được khôi
Điều đáng chú ý là dự án này được thực hiện với sự hỗ trợ vốn từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), bắt đầu từ năm 2005. Sự hợp tác quốc tế này chứng tỏ rằng việc bảo vệ môi trường là một nỗ lực không biên giới, và TP.HCM đang đi đầu trong cuộc chiến chống lại ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Ông Sugano Yuichi, trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng việc hoàn thành dự án này không chỉ góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước mà còn giảm đáng kể tình trạng ngập lụt ở khu vực phía Nam TP.HCM:
“Chúng tôi tin rằng việc hoàn thành dự án này không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn làm giảm đáng kể tình trạng ngập lụt ở khu vực phía Nam TpHCM. Chúng tôi cũng mong muốn hợp tác sâu hơn nữa trong việc mở rộng hệ thống thoát nước và tăng công suất xử lý nước thải nhằm nâng cao phạm vi cung cấp dịch vụ và nâng cao điều kiện sống, vì vậy chúng tôi sẽ phối hợp chặc chẽ với thành phố trong giai đoạn 3 dự án này trong thời gian tới”.
Không chỉ dừng lại ở đó, thành phố còn có kế hoạch mở rộng hệ thống thoát nước và nâng cao công suất thông qua việc đầu tư mới 7 nhà máy xử lý nước thải đô thị, đảm bảo đến năm 2030 đạt công suất xử lý 3,076 triệu m³/ngày, góp phần vào mục tiêu xanh hóa thành phố.
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Đến nay, khi đưa nhà máy Bình Hưng vào vận hành sẽ nâng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải của Thành phố từ 20,6% lên thành 40,8% và dự kiến đạt 71,3% vào năm 2025 sau khi đưa nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày vào hoạt động, dự kiến sẽ được khánh thành trong dịp 2/9/2025".
Hy vọng với những nổ lực của TP.HCM trong thời gian qua sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường nước, trả lại màu xanh cho các dòng kênh cũng như tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giao thông thủy và nâng cao chất lượng sống của người dân trong lưu vực.
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?
Chiều 03/10, trả lời câu hỏi phóng viên về việc nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.
Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.