Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Hội nhóm ảo, gây án thật

Nguyễn Yên: Thứ năm 30/11/2023, 16:21 (GMT+7)

Khởi nguồn từ những hội nhóm tiêu cực trên mạng, những thành viên trong nhóm đã kích động nhau thực hiện những hành vi phạm pháp hoặc gây hại cho bản thân. Đặc biệt nguy hiểm khi người tham gia các hội nhóm ảo này là đối tượng vị thành niên.

Vậy, giải pháp nào để tăng cường kiểm soát các hội nhóm có tính chất tiêu cực đang xuất hiện ngày càng nhiều?

Có cần bổ sung các quy định của pháp luật về vấn đề này, khi việc trở thành thành viên của các hội, nhóm “ảo” hết sức đơn giản, mà các nội dung đăng tải trên đó lại rất khó kiểm soát và luôn ẩn chứa những thông tin xấu, độc dẫn tới những hệ lụy ở đời thực.

Các đối tượng gây ra 2 vụ cướp táo tợn trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đều có điểm chung biết nhau qua hội nhóm ảo trên Facebook. Ảnh: QĐ

Các đối tượng gây ra 2 vụ cướp táo tợn trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đều có điểm chung biết nhau qua hội nhóm ảo trên Facebook. Ảnh: QĐ

Cướp tài sản, cướp ngân hàng, mua bán sử dụng trái phép chất ma túy, thuốc lá điện tử… là các hành vi vi phạm pháp luật đã và đang được những thành viên kêu gọi, bàn bạc, rủ rê nhau thực hiện trong nhiều hội nhóm trên mạng xã hội.

Một đối tượng bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ vào tháng 3/2023 vừa qua khai nhận, thông qua một hội nhóm trên mạng xã hội, nhóm đối tượng đã làm quen kết bạn và bàn bạc, tổ chức cướp tài sản của người dân: “Em có tham gia một nhóm trên Facebook có tên “Hội những người vỡ nợ muốn làm liều”, sau đó Khoa có rủ em, nói em chở đi để thực hiện hành vi trộm cắp. Em chỉ chở Khoa đến đó còn Khoa vào trong thực hiện, còn 2 người nữa ở Biên Hòa và Long Thành thì em không biết là ai”

Cũng từ việc tham gia hội nhóm “Những người vỡ nợ muốn làm liều”, Trung tá Phạm Ngọc Anh, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, 3 đối tượng túng quẫn, cần tiền tiêu xài đã kết bạn với nhau, sau đó tách ra nhắn tin riêng, rủ nhau gây ra vụ cướp điện thoại tại chung cư HH Linh Đàm: “Đối tượng gia đình hoàn cảnh sau khi lên các trang mạng bị các đối tượng khác rủ rê lôi kéo đã tham gia ngay mặc dù 3 đối tượng này trước thời điểm gây án không hề quen nhau. Các đối tượng đều tham gia hội “Những người vỡ nợ muốn làm liều” và cùng nhau gây ra vụ án nghiêm trọng này”.

Mới đây, ngày 22/11, tại Đà Nẵng đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng, tên cướp đã đâm tử vong một nhân viên bảo vệ ngân hàng. Đáng lưu ý là các đối tượng gây ra vụ cướp này khai nhận, trước đó chúng không quen biết nhau mà chỉ thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội liên quan đến việc xù nợ, làm liều đã làm quen và cùng thống nhất đi cướp ngân hàng.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, bất cứ ai cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc tìm đến những hội nhóm tiêu cực trên mạng sẽ khiến mọi người dễ bị tác động về tâm lý; đặc biệt nhiều thành viên còn nhỏ tuổi dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hành vi sai trái:

“Ngày trước muốn tổ chức một hội nhóm thì phải đi đến gặp nhau rồi mới rủ rê được, còn bây giờ dùng công nghệ, điện thoại, máy tính để liên hệ với nhau rồi hẹn nhau ở những địa điểm mà người lớn không biết, không quản lý được. Sự phát triển của công nghệ gây ra hiện tượng đi theo hội nhóm, có khi đánh nhau bằng hung khí chết người, tổ chức đi cướp giật nên chúng ta cần cảnh giác hơn”.

Chỉ bằng vài thao tác đơn giản, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy và gia nhập các hội nhóm có nội dung tiêu cực. Theo TS, Trung tá Đỗ Thị Phương Thanh, Khoa cảnh sát điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân, các đối tượng xấu cũng lợi dụng các hội nhóm này để tìm kiếm, lôi kéo các thành viên tham gia hành vi phạm tội. Trong khi việc điều tra, xử lý các hội nhóm này đang gặp nhiều khó khăn.

“Các đối tượng cấu kết với nhau trên các hội nhóm có phương thức, thủ đoạn hành vi phạm tội trên thực tế có xu hướng phức tạp, thực hiện táo bạo, quyết liệt. Việc thực hiện các hành vi phạm tội xuất hiện từ các hội nhóm hiện nay diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan tới nhiều loại tội phạm khác nhau và khu vực để các đối tượng hoạt động, kết nối với nhau, liên lạc với nhau trở nên dễ dàng và khó tiến hành quản lý. Đây là thực tế khó khăn để chúng ta tiến hành phòng ngừa và triển khai các hoạt động điều tra, đấu tranh với các loại tội phạm này”, TS, Trung tá Đỗ Thị Phương Thanh cho biết.

TS, chuyên gia an ninh mạng Đoàn Trung Sơn, Khoa An ninh thông tin, Học viện An ninh nhân dân khẳng định, pháp luật Việt Nam hiện đã có những quy định rõ ràng về những hành vi được phép và bị nghiêm cấm trên không gian mạng. Những hội nhóm tiêu cực trên mạng là hành vi vi phạm Luật An ninh mạng, nhưng vấn đề còn nằm ở việc giám sát và thực thi ra sao:

“Công cụ pháp luật chúng ta đã có nhưng cần thực thi và siết chặt quản lý từ cơ quan có thẩm quyền và dư luận xã hội trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi con người qua việc giám sát cũng hết sức cần thiết. Mỗi người khi tham gia mạng xã hội cần một nền tảng văn hóa, ý thức tuân thủ pháp luật, không tham gia các hội nhóm tiêu cực, không tự biến mình thành một mối nguy cơ trên mạng xã hội. Pháp luật cũng cần xác định sự chịu trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đối với từng vụ việc cụ thể để kiểm soát triệt để các hội nhóm trên mạng”, TS Đoàn Trung Sơn cho biết.

Còn theo phân tích từ TS, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định để xử lý đối với các hành vi vi phạm trên không gian mạng, trong đó có chế tài cụ thể đối với những người quản trị các hội nhóm đó, người tham gia hội nhóm có các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, pháp luật đang thiếu các quy định để chủ động phòng ngừa tội phạm từ các hội nhóm online này: “Hiện nay pháp luật chưa có quy định để phòng ngừa từ sớm là việc thành lập những nhóm này thôi cũng là vi phạm quy định pháp luật rồi, hoặc việc thành lập các hội nhóm có mục đích là thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị ngăn ngừa, xử lý ngay. Tôi cho rằng đây là điểm trống của Luật An ninh mạng mà chúng ta cần bổ sung”.

Các chuyên gia nhận định, dù đã có khung pháp lý với các hành vi trên mạng xã hội nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ hoặc có tâm lý chủ quan. Điều này vô tình tiếp tay cho các hội nhóm “đen” ngày càng phát triển, nhiều trường hơp ban đầu lập nhóm hoặc tham gia nhóm để giải trí nhưng rồi biến tướng trở thành các nhóm tội phạm bị pháp luật xử lý.

Các hội nhóm túng quẫn làm liều, hướng dẫn bùng nợ xuất hiện tràn lan trên Facebook. Ảnh: VTC

Các hội nhóm túng quẫn làm liều, hướng dẫn bùng nợ xuất hiện tràn lan trên Facebook. Ảnh: VTC

Các hội, nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng đang gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội nói chung.

Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo “Để không “lạc lối” trong hội nhóm “ảo””

Chỉ một cú kích chuột, có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn các hội, nhóm mà người tìm kiếm cần sẽ hiện ra theo thứ tự gần và sát nhất với nhu cầu. Vì dễ dàng như vậy nên không ít người dùng mạng xã hội hiện nay đang tham gia, theo dõi một hoặc nhiều hội nhóm “ảo”.

Các hội nhóm được hình thành trên nền tảng các mạng xã hội hiện nay như zalo, facebook, telegram có số lượng thành viên rất đông. Trong số đó, có một số lượng đáng kể các hội nhóm kín thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đáng lưu ý là cách thức tổ chức, hình thức dẫn dụ, lôi kéo, kích động trong các hội nhóm này đã có nhiều thay đổi tinh vi hơn như trong một hội nhóm có thể có rất nhiều clip ảo, nick ảo và kịch bản thiết lập sẵn nhằm khiến người dùng tin rằng mình đang có những người bạn cùng đam mê, cùng sở thích.

Hơn thế, hội nhóm trên mạng xã hội dễ gây được hiệu ứng đám đông nên một lời kêu gọi, rủ rê rất nhanh nhận được sự hưởng ứng. Điều này khiến nhiều người dùng mạng xã hội “lạc lối”.

Những vụ cướp ngân hàng, cướp tài sản táo tợn liên tục xảy ra trên địa bàn các tỉnh thành thời gian qua mà các đối tượng phạm tội đều khai quen biết nhau qua “hội những người vỡ nợ muốn làm liều” cho thấy, những hội nhóm trên mạng xã hội thực sự đã trở thành mảnh đất cho tội phạm nảy sinh khi không thiếu những thành phần phức tạp trà trộn lôi kéo, cổ xúy, kích động các thành viên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đáng báo động là trong đó có rất nhiều người trẻ, sinh viên, trí thức… cũng đã đi lầm đường.

Sự phức tạp trong các hội nhóm “ảo” cho thấy mỗi người cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia vào hội nhóm và nên tỉnh táo rời đi nếu cảm thấy đây là môi trường không lành mạnh. Bởi đằng sau mục đích muốn tìm kiếm những người cùng chia sẻ, rất có thể những người lập ra những hội nhóm này còn có động cơ trục lợi, và nếu khi tham gia không làm chủ bản thân, những hội nhóm này sẽ là "con dao hai lưỡi" gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân người dùng.

Để ngăn chặn các vụ việc vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong thời gian tới, lực lượng chức năng cần rà soát các vấn đề nổi lên trên không gian mạng, hoạt động của các hội nhóm tội phạm online để đấu tranh, xử lý kịp thời, có biện pháp răn đe đối với những đối tượng coi thường pháp luật.

Đặc biệt, cần có thêm hàng rào kỹ thuật để tự động lọc bỏ những thông tin độc hại, những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới các thành viên trong hội nhóm; đồng thời có thể tính đến biện pháp để định danh một cách triệt để người sử dụng mạng khiến người dùng, trong đó có người trẻ có trách nhiệm “thật” trong môi trường “ảo”

Với những em chưa đủ tuổi vị thành niên, chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm về hành vi, gia đình, trường học, các tổ chức xã hội giữ một vai trò quan trọng như những “người gác cửa” để phát hiện, cảnh báo và trợ giúp lọc những thông tin độc hại, những hội nhóm có ảnh hưởng tiêu cực đến con em mình.

Kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong nhà trường cần được đưa vào chương trình dạy và học từ sớm và thường xuyên hơn nữa để thông qua hoạt động giáo dục giúp các em nhận biết được những ưu điểm và hạn chế của mạng xã hội trong đó có các hội nhóm online, từ đó tránh được những điều tiêu cực, độc hại từ các nền tảng này.

Đây cũng các giải pháp căn cơ cần được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, và phải qua quá trình lâu dài mới có thể nhìn thấy hiệu quả. Chỉ khi mỗi người sử dụng mạng xã hội ý thức được trách nhiệm của mình, chủ động với hành vi của mình... thì các hội nhóm trên mạng mới không còn “đất” để nảy sinh các hoạt động vi phạm pháp luật

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn, làm 20 người chết và bị thương 68 người.

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?