Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Xuân Tú: Thứ năm 28/03/2024, 06:14 (GMT+7)

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

 

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thu Hương - Trưởng bộ môn tâm lý học lâm sàng, khoa tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh nội dung này. 

 

Sáng 26/3, nam sinh lớp 8 bị hành hung đến chấn thương sọ não đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: GĐCC.

Sáng 26/3, nam sinh lớp 8 bị hành hung đến chấn thương sọ não đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: GĐCC.

PV: Trước hết cần thừa nhận đây là vụ việc rất nghiêm trọng, và không ai muốn tái diễn trong tương lai. Nhìn nhận rộng hơn, theo bà, đâu là nguyên nhân dẫn tới những hành động rất đáng tiếc của người trong cuộc như vậy ?

PGS.TS Trần Thu Hương: Trong thời gian gần đây, tình trạng bạo lực giữa học sinh với nhau hoặc là giữa các cá nhân với nhau ở trong xã hội càng ngày càng gia tăng. Khả năng kiểm soát các vấn đề về mặt cảm xúc của con người dường như là không được giới hạn, không được kiểm soát một cách hiệu quả.

Cảm xúc tiêu cực đến rất là nhanh và nó thúc đẩy con người có những hành vi mang tính gây hấn, mang tính bạo lực rất lớn và ở những mức độ rất là cao.

Trẻ em vị thành niên càng khó có thể kiểm soát tốt các vấn đề về cảm xúc và đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Nhưng nó lại đi kèm theo sự nhận thức không tốt trong câu chuyện, hành vi của họ đúng hay là sai và thậm chí là họ còn có những thái độ rất là coi thường nạn nhân. Chính vì điều đấy dẫn đến hậu quả khôn lường trong những hành vi gây hấn.

PV: Mâu thuẫn cá nhân trong học đường là khó tránh, nếu không có sự kiểm soát như bà vừa phân tích thì sẽ dẫn tới hậu quả đau lòng. Theo bà, cần làm gì để ngăn ngừa sự việc tương tự?

PGS.TS Trần Thu Hương - Trưởng bộ môn tâm lý học lâm sàng, khoa tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Trần Thu Hương - Trưởng bộ môn tâm lý học lâm sàng, khoa tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Trần Thu Hương: Điều đầu tiên là sự kiểm soát về cảm xúc cũng như là sự nhận thức đúng của những người trong cuộc, đồng thời cũng là sự kiểm soát và sự ứng phó tốt và hiệu quả của những người được xem là nạn nhân.

Khi mà sử dụng cách bạo lực để đối lại với bạo lực thì sẽ mang lại nhiều hậu quả hơn, có nghĩa là khiến cho những người trong cuộc đấy gặp phải nhiều vấn đề hơn.

Điều quan trọng cốt lõi nhất trong những tình huống như thế này là bản chất những người ở trong cuộc họ phải kiểm soát tốt, họ phải nhận thức đúng và phải tuân thủ pháp luật cũng như là tuân thủ theo những giá trị chuẩn mực đạo đức.

Thứ hai là đối với những người ngoài cuộc, nghĩa là những người chứng kiến thì họ sẽ phải hiểu biết hơn cũng như là nâng cao kỹ năng can thiệp. Tại sao những người chứng kiến họ cứ đứng bên ngoài và họ không có bất cứ một can thiệp nào.

Một là người ta thấy sự việc nó là cái gì đó rất hay ho, rất vui vẻ để chứng kiến như là xem kịch của những người khác. Trường hợp thứ hai là họ sợ phải can thiệp vào và họ sợ bị trả thù, họ sợ bị thương. Ở góc độ vĩ mô có lẽ là sẽ cần phải có những chương trình tập huấn ứng phó với những cái tình huống xảy ra mâu thuẫn và xung đột.

PV: Cũng cần nói thêm về yếu tố gia đình, phụ huynh, với 2 chữ “xót con” thì điều gì cũng có thể xảy ra. Theo bà, vấn đề này cần chú ý những gì ?

PGS.TS Trần Thu Hương: Phụ huynh ở trong trường hợp này đã không kiểm soát bản thân mình tốt và thậm chí là đã sử dụng suy nghĩ gây hấn, tính bạo lực của mình để mà giải quyết vấn đề. Nếu họ đủ bình tĩnh thì họ hoàn toàn có thể đứng ra hỏi các con, hỏi bạn của con mình điều gì đã xảy ra, nguồn gốc của vấn đề nó nằm ở đâu?

Nếu như các bố, các mẹ có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không đẩy những cảm xúc tiêu cực của mình lên trên cao thì các con có thể nhận biết được lỗi và như vậy chúng ta sẽ giải quyết được.

Vấn đề bản chất nữa là khi xử lý theo cách tiêu cực thì họ sẽ định hướng con cái của họ đi theo con đường thực hiện những hành vi vi phạm, coi thường người khác, thậm chí là coi thường mạng sống của người khác, không coi trọng giá trị của người khác. Cuối cùng là sẽ tạo ra những đứa trẻ sẽ bất ổn ở trong xã hội, trong toàn bộ cuộc đời của nó.

PV: Xin cảm ơn bà!

 

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.