Dữ liệu đăng kiểm phương tiện sẽ được chia sẻ công khai từ 01/2
Từ ngày 01/2/2023, chủ phương tiện hoặc người quản lý phương tiện hợp pháp có thể tự tra cứu hồ sơ dữ liệu đăng kiểm ô tô, mô tô, xe gắn máy,…trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Anh Trần Đức Huy, ở quận Thanh Xuân, hằng ngày đi làm bằng xe máy trên trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu. Anh Huy chia sẻ, tình trạng ùn tắc đã giảm đáng kể từ khi thông xe hầm chui Lê Văn Lương: "Hồi chưa có hầm mỗi lần đi qua đấy là sợ lắm. Trước chưa có hầm thì đoạn đấy phải tắc 15-20 phút nếu muốn từ đường Lê Văn Lương sang Tố Hữu. Nhưng bây giờ cứ đi một mạch thôi, chưa đến 5 phút."
Từ đầu năm đến nay, Sở GTVT đã phối hợp các đơn vị, xử lý 8/35 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông. Ngoài ngã tư Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh cũng là nút giao được cải thiện khá nhiều sau phương án tổ chức giao thông mới: cấm các phương tiện rẽ trái từ Tố Hữu sang Vũ Trọng Khánh.
Anh Vũ Văn Chinh, tài xế taxi ở quận Hà Đông cho biết: "Chỗ Vũ Trọng Khánh đấy bây giờ đỡ tắc hơn nhiều rồi. Trước rẽ trái cắt ngang đường, nó dồn lại mà đường hẹp vì mất một làn BRT. Nhưng giờ cấm rẽ thì bắt buộc người ta phải đi thẳng lên."
Dù đã có nhiều cải thiện song trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu vẫn rất “nóng” trong giờ cao điểm. Theo khảo sát của phóng viên chiều 19/12, xe xếp hàng dài ở cửa hầm chui để chờ đèn đỏ nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám. Còn trên đường Tố Hữu, ô tô ì ạch di chuyển qua ngã ba Vũ Trọng Khánh khi nhiều xe máy rẽ trái bất chấp biển cấm.
Bên cạnh đó, Sở GTGVT cũng dự báo 10 điểm thường xuyên ùn tắc mới có thể phát sinh. Đặc biệt, nhiều ý kiến lo ngại ngã tư Sở sẽ ùn tắc khi thông xe vành đai 2, do phương tiện đi đường trên cao dồn xuống nhiều hơn.
Chuyên gia giao thông, PGS. TS. Doãn Minh Tâm đánh giá, Hà Nội đã có nỗ lực lớn để từng bước giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, song đây là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ:
"Chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những biện pháp có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng cần đặt trong một quy hoạch giao thông đô thị. Theo quy chuẩn Việt Nam mới nhất, quy chuẩn 01/2021, mạng lưới đường bộ trong đô thị được phân thành 3 cấp: cấp đường đô thị, cấp đường khu vực và cấp đường nội bộ. Tỷ lệ các tuyến đường đó như thế nào, và kết nối chúng ra làm sao, để tránh phát sinh ùn tắc."
Để cải thiện tình hình giao thông trong thời gian cuối năm, Sở GTVT sẽ phối hợp liên ngành, tiếp tục tập trung xử lý 4 điểm ùn tắc giao thông gồm: nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám, Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Lê Quang Đạo - đường gom Đại lộ Thăng Long và khu vực cống Trung Văn; theo dõi, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến vành đai 2, vành đai 3, v…v…
Sở GTVT cũng xây dựng kế hoạch đảm bảo trật tự ATGT dịp Tết, trong đó chỉ đạo Thanh tra Sở tiếp tục bố trí lực lượng phối hợp phân luồng chống ùn tắc giao thông.
Nói về kế hoạch này, ông Cao Văn Hiệp, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết: "Thanh tra Sở bố trí 74 chốt trực để phối hợp với các lực lượng, phân luồng chống ùn tắc giao thông tại các nút giao thông thường xảy ra ùn tắc, các khu vực thi công dự án, công trình giao thông trọng điểm, các bến xe khách liên tỉnh. Thứ hai là xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị; tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải."
Từ ngày 01/2/2023, chủ phương tiện hoặc người quản lý phương tiện hợp pháp có thể tự tra cứu hồ sơ dữ liệu đăng kiểm ô tô, mô tô, xe gắn máy,…trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Ông Nguyễn Công Danh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án giao thông Khu vực Cái Mép-Thị Vải cho biết, liên quan đến dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa –Vũng Tàu đến cuối tháng 1/2023, việc di dời các hạ tầng kỹ thuật như: đường điện, viễn thông, hệ thống đường ống cấp nước đang được khẩn trương thực hiện.
Tâm lý ‘Tháng Giêng là tháng ăn chơi’ hay ‘còn mùng là còn Tết’ đã khiến cho ở một số cơ quan, đơn vị chậm trễ trong việc phục vụ công vụ; các doanh nghiệp luôn nơm nớp nỗi lo thiếu hụt công nhân trong những ngày đầu năm, tạo thành “sức ỳ" đối với mỗi người.
Sau gần 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, lượng khách đổ về các di tích, lễ hội xuân đã tăng đột biến. Các phương án phân luồng và đảm bảo ATGT đã và đang được các địa phương tập trung thực hiện nhằm tránh ùn tắc cục bộ tại các điểm di tích trong dịp lễ hội.
Liên bộ Công thương - Tài chính đã điều hành giá xăng, dầu sớm hơn so với kế hoạch là ngày 1/2/2023. Tuy nhiên, trước kỳ điều hành lần này, hiện tượng một số cây xăng chỉ bán giới hạn cho khách vào mua, hoặc ngừng bán hàng mà không thông báo lại tái diễn tại một số địa phương.
Dịp Tết vừa qua dù không còn cảnh ùn trước trạm thu phí do đã áp dụng thu phí không dừng, tuy vậy, vẫn xảy ra nhiều vụ ùn tắc giao thông do các sự cố va chạm. Điều này đặt ra vấn đề về kỹ năng điều khiển phương tiện trên cao tốc, và ý thức pháp luật khi lưu thông trên cao tốc.
Đã đưa vào thông xe kỹ thuật hơn 1 năm, tuyến Đường tỉnh 922 đi qua địa bàn quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai của TP Cần Thơ đang trong giai đoạn chờ nghiệm thu nhưng lại là cung đường “đáng sợ” của người tham gia giao thông khi không có đèn tín hiệu, không đèn chiếu sáng.