TP.HCM: Cháy nhà lúc sáng sớm trên đường Lê Văn Lương
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc sáng sớm trên đường Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, may mắn không gây thương vong.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) gồm 17 chương 225 điều, tăng 01 chương và 17 điều so với Luật Thi hành án hình sự năm 2019), trong đó, sửa đổi, bổ sung 86 điều, xây dựng mới 17 điều.
Mục đích của việc ban hành Luật là nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự; đổi mới phương thức quản lý, giám sát, giáo dục đối với người thi hành án hình sự tại cộng đồng; nâng cao hiệu quả phòng ngừa trong việc xử lý người phạm tội, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự được xây dựng trên quan điểm thkế thừa Luật Thi hành án hình sự năm 2019, đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong thi hành án hình sự của một số quốc gia trên thế giới bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Điểm mới nhất của dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) là đã dành riêng 01 Chương (Chương IV) quy định về Giám sát điện tử. Trong đó, quy định cụ thể về phương thức giám sát điện tử; thực hiện giám sát điện tử; trung tâm giám sát điện tử; trách nhiệm của người bị giám sát điện tử; trường hợp không thực hiện giám sát điện tử.
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi quy định đối tượng để thực hiện giám sát điện tử bao gồm: những người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án phạt quản chế, người chấp hành án phạt cấm cư trú, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành hành phạt tù
Những trường hợp không thực hiện giám sát điện tử, bao gồm những đối tượng nêu trên nhưng bị bệnh nặng, đang cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng…
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự quy định, người bị giám sát điện tử được gắn 01 thiết bị giám sát điện tử lên cơ thể để theo dõi vị trí trong quá trình bị giám sát. Thời gian giám sát điện tử bằng thời gian chấp hành án, thời gian thử thách theo quyết định của Tòa án. Khi đi khỏi phạm vi địa bàn cư trú, làm việc thiết bị sẽ phát cảnh báo đến cơ quan, người quản lý.
Việc giám sát thực hiện qua Trung tâm giám sát điện tử được thiết lập ở cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện
Hệ thống máy chủ giám sát điện tử đặt tại cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để cập nhật, quản lý, lưu trữ dữ liệu ghi được từ thiết bị giám sát điện tử phục vụ việc theo dõi, quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án phạt cấm cư trú, người được hoãn chấp hành hình phạt tù...
Người bị giám sát điện tử không được tự ý phá hủy, tháo rời khỏi cơ thể, làm mất tính năng, tác dụng của thiết bị giám sát điện tử. Trường hợp cố ý làm hư hỏng thiết bị giám sát điện tử tùy từng mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi đang được Bộ Công an lấy ý kiến rộng rãi. Trên cơ sở các ý kiến tham gia, Bộ Công an đã nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật và gửi Bộ Tư pháp để thẩm định trong thời gian tới.
Mạnh dạn hơn trong áp dụng các hình phạt ngoài cộng đồng
Vì sao Ban soạn thảo lại đưa quy định giám sát điện tử đối với những người thi hành án tại cộng đồng vào trong Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng phòng Pháp luật Hình sự và cải cách tư pháp, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an).
PV: Một trong những điểm mới nổi bật của dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi là việc giám sát điện tử đối với những người thi hành án tại cộng đồng. Vì sao Ban soạn thảo lại đưa ra đề xuất này?
Đại tá Nguyễn Văn Thịnh: Thi hành án của chúng ta gồm có 2 loại: một là thi hành án phạt tù ở trong các cơ sở giam giữ và thứ 2 là các hình thức phạt ngoài tù, ở ngoài cộng đồng. Trong thời gian vừa qua, việc thi hành án ngoài cộng đồng như là phạt án treo, cải tạo không giam giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú… thì hiệu quả chưa cao, việc chúng ta quản lý các đối tượng ở ngoài cộng đồng chủ yếu bằng hành chỉnh, thủ công thông qua việc quản lsy giám sát của các chủ thể, như các chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, giám sát các đối tượng này.
Như thế thì hiệu quả chưa đạt như mong muốn, có những trường hợp đối tượng thi hành án hình sự tại cộng đồng bỏ trốn khỏi địa phương, thậm chí thực hiện hành vi phạm tội mới. Trên cơ sở những bất cập đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và chuyển đổi số trên thế giới và ở nước ta hiện nay, thì chúng tôi đã đề xuất một biện pháp là giám sát điện tử đối với những người chấp hành án tại cộng đồng.
Những người này, bên cạnh những nghĩa vụ đã có trong Luật Thi hành án hình sự, chúng ta sẽ bổ sung nghĩa vụ người ta phải chấp hành một biện pháp giám sát bằng các thiết bị điện tử và thông qua thiết bị điện tử đó, các cơ quan chức năng, các chủ thể quản lý sẽ có thể theo dõi một cách chặt chẽ mọi di biến động của những người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, từ đó phòng ngừa việc người ta bỏ trốn, rồi người ta có các hành vi vi phạm pháp luật khác, chúng ta có các giải pháp can thiệp kịp thời.
PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn, giải pháp điện tử đó là cái gì?
Đại tá Nguyễn Văn Thịnh: Thật ra giải pháp này chúng tôi tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng, và các nước Đông Nam Á chúng ta như Thái Lan, Mỹ, Nga, Hàn Quốc… và nó cũng đơn giản chứ không quá phức tạp. Ví dụ ở Nga chẳng hạn, thì có các thiết bị đeo tay, hoặc đeo chân, mà những thiết bị điện tử đấy, chỉ cần những người bị chấp hành án là phải đeo vào tay, đeo vào chân và những thiết bị điện tử đấy sẽ duy trì hoạt động trong suốt thời gian người ta chấp hành án.
Từ thiết bị điện tử đấy sẽ truyền về trung tâm quản lý dữ liệu của cơ quan quản lý dữ liệu thi hành án hình sự và người ta sẽ giám sát được di biến động của những người đeo thiết bị điện tử đấy. Nếu như người đeo thiết bị điện tử đấy tự ý tháo thiết bị ra hoặc cố ý phá hủy, làm mất tính năng, tác dụng của thiết bị điện tử đấy, thì thiết bị điện tử đấy cũng báo về trung tâm quản lý cảu cơ quan thi hành án hình sự. Từ đó chúng ta sẽ có những giải pháp để xử lý đối với những hành vi đấy.
PV: Ban soạn thảo kỳ vọng gì vào dự thảo Luật lần này và nếu được ban hành sẽ khắc phục được những bất cập gì hiện nay?
Đại tá Nguyễn Văn Thịnh: Kỳ vọng lớn nhất của chúng tôi trong lần này chính là giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong việc nâng cao hiệu quả thi hành án hình sự ngoài cộng đồng. Cái này là Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương từ lâu rồi, là chúng ta sẽ từng bước giảm hình phạt tù và tăng hình phạt ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên, do thời gian vừa qua, hiệu quả của việc thi hành án ngoài cộng đồng chưa cao, cho nên chúng ta chưa mạnh dạn áp dụng nhiều hình phạt ngoài cộng đồng, chúng ta đang áp dụng nhiều hình phạt ở trong các cơ sở giam giữ.
Lần này chúng tôi kỳ vọng nhất là chúng ta sẽ ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các thiết bị giám sát điện tử như tôi đã nêu để chúng ta nâng cao hiệu quả thi hành án hình sự ngoài cộng đồng, để từ đó các cơ quan có thẩm quyền, tòa án sẽ mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các hình phạt ngoài cộng đồng.
PV: Xin cảm ơn ông.
Nên áp dụng có chọn lọc
Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi dựa trên căn cứ nào để xác định nhóm đối tượng phải thực hiện, không phải thực hiện giám sát điện tử quy định?
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS Đoàn Văn Báu – Nguyên giảng viên trường Đại học Cảnh sát Nhân dân về nội dung này.
PV: Thưa ông, Bộ Công an đề xuất thực hiện giám sát điện tử đối với những người thi hành án ngoài cộng đồng. Ông nghĩ sao về quy định này?
TS Đoàn Văn Báu: Đây là một ý tưởng mới và nó phục vụ cho việc thi hành án rất hiệu quả. Theo tôi, đề xuất này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bởi vì, trên thực tế, nhiều bị can đã bị khởi tố hình sự nhưng vẫn trốn khỏi nơi cư trú, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.
Trong cộng đồng của chúng ta có những người thi hành án xong được trả về cộng đồng cũng gây nguy hiểm hoặc là tái phạm. Đây không phải là ý tưởng mới trên thế giới, thực ra, các nước trên thế giới đã làm rất lâu rồi, Việt Nam mới bắt đầu đưa ra dự thảo để áp dụng.
Trong đề xuất của Bộ Công an tôi chưa thấy có những quy định cụ thể như thế nào, phương thức, thiết bị như thế nào có đảm bảo an toàn, có gây khó khăn hay không, Theo tôi giám sát điện tử cũng nên thực hiện vào những đối tượng có chọn lọc và tập trung vào những đối tượng có khả năng trốn thi hành án hình sự cao hoặc có cơ sở xác định họ có khả năng cao trốn thi hành án hình sự hoặc họ gây nguy hiểm cho cộng đồng, cho xã hội.
Chúng ta có thể áp dụng những hình thức như vậy cho linh hoạt, nhưng những trường hợp áp dụng đòi hỏi phải chặt chẽ, nếu không sẽ vi phạm đến quyền con người.
PV: Quy định về không thực hiện giám sát điện tử theo ông đã đầy đủ chưa và có cần bổ sung thêm đối tượng nào khác không?
TS Đoàn Văn Báu: Ở đây có những quy định rất rõ ràng về những đối tượng không thực hiện giám sát điện tử, nó thể hiện tính nhân văn, dựa trên căn cứ họ không có khả năng để không thực hiện thi hành án hình sự nên không thực hiện giám sát. Quy định cụ thể những trường hợp như thế này nhưng theo tôi cần đánh giá cụ thể hơn.
Ví dụ, ngoài những trường hợp Dự luật đã nêu ra, chúng ta cũng cần đánh giá xem về phẩm chất, đạo đức, lối sống của người này, hoàn cảnh gia đình, thậm chí là tài sản để khẳng định xem họ có ý định trốn hay không. Chứ không phải chúng ta chỉ dựa vào những trường hợp đó và bất kỳ người nào thi hành án hình sự, ngoài trường hợp này chúng ta đều giám sát hết. Nếu như vậy, số lượng người giám sát điện tử rất cao và tạo áp lực cho cơ quan trung tâm giám sát và gây ra quản lý không cần thiết.
Những người nào có nguy cơ, chúng ta cũng phải đưa ra những nguyên tắc, những căn cứ như vậy, chứ không dựa vào đối tượng cụ thể. Và chúng ta phải đưa ra cái căn cứ để xác định một người có cần giám sát điện tử hay không còn người nào không cần.
Chẳng hạn, người có tài sản ngàn tỷ, trong cuộc sống không gặp vấn đề gì hếtvà lần đầu phạm tội và họ không có lý do bỏ trốn, hoàn toàn có căn cứ để giám sát điện tử, họ vẫn đến trình diện thường xuyên, không bỏ đi khỏi nơi cư trú, gia đình đứng ra bảo lãnh, chính quyền địa phương xác nhận, thì không cần thực hiện giám sát điện tử.
Nhưng một người phạm tội không có tài sản, không có nơi cư trú rõ ràng, gia đình có vấn đề, khả năng bỏ trốn cao thì phải giám sát điện tử cho dù người đó có giấy xác nhận của bệnh viện. Chúng ta nên xác định căn cứ có giám sát điện tử hay không, căn cứ này người giám sát thi hành án phải chịu trách nhiệm về xác định căn cứ đó là có giám sát điện tử hay không.
PV: Vâng. Xin cảm ơn ông
Số người chấp hành án hình sự tại cộng đồng tăng cao theo từng năm, trong khi số lượng biên chế để thực hiện công tác quản lý, giám sát người thi hành án hình sự tại cộng đồng hiện nay rất hạn chế, thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, hiệu quả công tác quản lý không cao. Mỗi năm có trên 400 người chấp hành án người hình sự tại cộng đồng phạm tội mới nhưng chính quyền địa phương, đơn vị được giao quản lý, giám sát theo dõi không kịp thời phát hiện, ngăn chặn; số lượng người chấp hành án hình sự tại cộng đồng bỏ trốn lớn.
Những quy định mới của Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi sẽ khắc phục những bất cập trên?
Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi? Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát người thi hành án hình sự tại cộng đồng?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi qua hotline 02437.91.9 1.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
---
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc sáng sớm trên đường Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, may mắn không gây thương vong.
Dự án xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, Q.Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội, Q.Hà Đông,TP.Hà Nội) khởi công đầu năm 2023, dự kiến về đích vào kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) tới đây, tuy nhiên hiện mới đạt khoảng 80% tiến độ.
5 ngày, 7 ngày, 9 ngày hay nhiều hơn? Nghỉ Tết bao lâu là vừa, vừa đủ hài hòa với nhu cầu của số đông người dân, vừa đủ kích thích phát triển kinh tế xã hội mà không gây áp lực hoặc đình trệ?
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam (tốc độ dự kiến 350km/h). Tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ USD.
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất lắp đặt 600 camera giao thông để giám sát tốc độ, đo đếm lưu lượng và xử phạt giao thông tại khu vực nội đô.
Đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tạo động lực phát triển cho các địa phương, đồng thời mở ra không gian phát triển đô thị, công nghiệp kết nối vùng Đông Nam Bộ.
Bước vào năm học mới, tình trạng học sinh, sinh viên điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ đang có chiều hướng gia tăng.