Cần xem đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược quốc gia
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hơn hết là đằng sau những câu chuyện đúng - sai đó, người lớn cần nhìn nhận lại cách yêu thương và giáo dục con trẻ đã thực sự đúng cách và chuẩn mực.
Thời gian qua, các vụ bạo lực học đường liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương, với đủ dạng thức khác nhau. Nhìn hình ảnh các em học sinh mặc áo nhà trường, thể hiện các hành vi bạo lực, đánh nhau; tấn công bằng cả những hung khí mới thấy đau xót.
Đau thương hơn là có em vì bị bắt nạt, bị tấn công ở cả trong trường, ngoài đời lẫn trên mạng xã hội; do không làm chủ được bản thân, không vượt qua được áp lực, đã tự kết thúc cuộc đời của mình giữa lúc tuổi còn ngây thơ, trong sáng; khiến cả xã hội bàng hoàng, đau xót.
Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một tệ nạn gây nhức nhối ai cũng biết, cũng thấy nhưng để giải quyết, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thì chưa nhiều. Các vụ việc vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí tần suất có phần dày hơn; hành vi ngày càng hung hãn và nguy hiểm hơn.
Có thời điểm, mỗi ngày ở một số nơi con em đến trường không còn là niềm vui mà thực sự là nỗi lo với nhiều bậc cha mẹ và người thân. Nhà trường đều biết; phân loại được các em cá biệt; tìm mọi cách để khuyên giải, khống chế nhưng nhiều khi lực bất tòng tâm. Các em đánh nhau ở ngoài khuôn viên nhà trường - ở những nơi mà thầy cô không sao quản lý được.
Nhiều bậc phụ huynh dù lo lắng nhưng cũng không có những hành động quyết liệt; vì mải lo “cơm áo gạo tiền” không đủ thời gian để tìm hiểu, giúp con cái vượt qua nỗi lo sợ khi bị bạo lực. Phụ huynh có con em là đối tượng cá biệt, thích bắt nạt bạn bè; dù được nhà trường cảnh báo nhưng nhiều khi cũng phớt lờ, cho qua.
Chỉ đến khi con cái gây hậu quả nghiêm trọng mới ân hận, xin lỗi. Về phía nhà trường, thầy cô: nhiều nơi nhiều lúc vì chạy theo thành tích cũng không quán xuyến đầy đủ việc rèn người, luyện tính cho các em. Khi biết có hiện tượng bắt nạt trong trường lớp nhưng không giải quyết triệt để; không báo cho phụ huynh 2 phía để tìm cách chặt đứt mầm mống.
Lâu ngày, các em không bị nhắc nhở, kỷ luật nên nhởn nhơ, bất chấp nội quy, quy định. Các em bị tấn công thì không tìm được sự chia sẻ của bạn bè trong lớp; không có cơ hội tâm sự với thầy cô hoặc thầy cô cũng chưa thực sự quan tâm, lắng nghe ý kiến của từng học sinh trong lớp. Nhiều em buộc phải âm thầm chịu đựng, lâu dần bị trầm cảm nặng.
Rõ ràng trong bối cảnh biến đổi chóng mặt của đời sống xã hội; con người, nhất là trẻ em, học sinh đang đối diện với sức tấn công mạnh mẽ của mạng xã hội; các nền tảng xuyên biên giới. Có đủ thứ tốt xấu được phô bày hàng ngày hàng giờ trong đó có cả hành vi bạo lực phát tán trong môi trường này và trong đời sống hàng ngày.
Các em chưa đủ độ chín để nhận thức đầy đủ về đúng sai, lệch chuẩn; nhiều em vì thế học đòi, a dua; không chỉ thể hiện thói hư tật xấu trên không gian mạng mà đem đến tận trường học để thỏa mãn cá tính lệch lạc của mình. Đây là thực tế đang diễn ra khá phổ biến từ các vụ bạo lực học đường vừa qua.
Do vậy, ngăn chặn bạo lực học đường phải bắt đầu từ gia đình rồi đến nhà trường. Gia đình, cha mẹ sẽ là người thấu hiểu tâm sinh lý của con cái nhiều nhất. Từ đó có biện pháp nhắc nhở, dạy dỗ và răn đe để con em không bị nhiễm thói hư tật xấu.
Với các em hay bị tổn thương, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, lắng nghe tâm sự. Biết con chơi với ai, làm gì; học hành ở trường lớp ra sao thông qua các cuộc họp phụ huynh và giáo viên. Qua đó có cách giáo dục riêng, không ỷ lại hết cho nhà trường.
Về phía nhà trường, thầy cô giáo thông qua ban cán sự; qua học tập hàng ngày cũng cần nắm rõ tâm tư tình cảm của từng em. Biết được các em có hành vi bạo lực để dạy dỗ, uốn nắn, thậm chí là kỷ luật; các em có hoàn cảnh khó khăn để nâng đỡ, chăm sóc.
Ngành giáo dục và đào tạo cần tạo ra quỹ thời gian đủ dày để cho các thầy cô rèn đức, dạy người thay vì chỉ chăm chăm chạy đua với điểm số, thành tích học tập.
Điều quan trọng là mối liên lạc giữa nhà trường, thầy cô và gia đình đừng để bị đứt gãy. Bởi nếu sự quan tâm của các bên chưa đủ lớn, chưa đủ bền chặt, bị chia cắt thì nạn bạo lực học đường còn có nguy cơ tái diễn ngày một nhiều hơn.
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Chỉ từ ngày 1 - 6/10, trong đợt cao điểm xử lý học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, lực lượng CSGT thủ đô đã xử lý gần 1850 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 1000 phương tiện các loại.
Sẽ tăng nặng hơn chế tài xử phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công an trong Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ở lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 đang liên tục tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai tuyến vành đai này.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD.
Cho dù hiện nợ công của ngành đường sắt đang rất lớn, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư? Đó là bởi đầu tư vào đường sắt, không nên chỉ nhìn nhận vào lời lãi, mà cần nhìn cả vào cơ hội phát triển kinh tế vùng, miền.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, qua đây cho thấy sự phục hồi và khả quan của nền kinh tế.