Mua vàng đã khó, bán cũng chẳng dễ
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang soạn thảo Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp (gọi tắt Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi) với việc bổ sung thêm các quy định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.
Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi có những quy định nào về trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các chủ rừng trong hoạt động trao đổi, thương mại về kết quả giảm phát thải, tín chỉ các-bon nhằm thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển nguồn thu tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng ?
Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi gồm 4 điều. Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Điều 2: Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, phụ lục của Nghị định 156; Điều 3: Trách nhiệm tổ chức thực hiện và Điều 4: Điều khoản thực hiện.
Mục đích của Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi là nhằm cụ thể hóa các quy định tại Luật Lâm nghiệp, hướng dẫn thi hành Luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp. Đồng thời, điều chỉnh một số quy định hiện hành để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn cũng như bổ sung những quy định mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm; góp phần nâng cao thu nhập cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Dự thảo Nghị định được xây dựng trên quan điểm sửa đổi, bổ sung những nội dung vướng mắc, bất cập về quy chế quản lý rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dịch vụ môi trường rừng, thanh lý rừng trồng nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế, thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc
bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển nguồn thu tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng.
Về Quy chế quản lý rừng, Dự thảo bổ sung quy định về điều chỉnh tăng, giảm diện tích khu rừng đặc dụng; sửa đổi, bổ sung quy định nhằm cụ thể hóa các bước, nội dung cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Chủ rừng xây dựng hồ sơ kỹ thuật để lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.
Liên quan đến dịch vụ môi trường rừng, Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi bổ sung quy định về danh mục các cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định danh sách và định mức chi trả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ, các tổ chức nuôi trồng thủy sản phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, chủ rừng, doanh nghiệp và người dân, Ban soạn thảo đã tổng hợp ý kiến và chỉnh lý. Hiện Dự thảo đã được gửi cho Bộ Tư pháp thẩm định, dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội thảo mới đây, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi đã cơ bản giải quyết được một số vướng mắc về quy chế quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, thanh lý rừng trồng, dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon.
Theo Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi (lần 3) gửi Bộ Tư Pháp thẩm định được đăng tải trên website của Bộ Tư pháp ngày 11/11/2022, Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi bổ sung Điều 72a, chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
Trong đó, quy định rõ, đối tượng được chi trả, hình thức chi trả, các hoạt động được chi trả; điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính; quản lý, sử dụng tiền thu từ kết quả hấp thụ, lưu giữ các-bon rừng và giảm phát thải khí nhà kính…
Đối tượng được chi trả là chủ rừng theo quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng .
Đối tượng chi trả là các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện giảm phát thải theo quy định của Chính phủ; tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh, sử dụng kết quả hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải.
Các hoạt động được chi trả bao gồm: giảm phát thải khí nhà kính từ việc kiểm soát, hạn chế mất rừng và suy thoái rừng hoặc các hoạt động tăng hấp thụ các-bon thông qua thực hiện quản lý rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất trồng rừng…
Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi quy định “quyền các-bon của rừng là quyền sở hữu kết quả hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính của chủ rừng, gồm quyền mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, thừa kế, góp vốn.
Tính đến ngày 11/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 106 văn bản tham gia ý kiến của 16 bộ, ngành, 58 địa phương và 32 tổ chức, cá nhân khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu nghiêm túc các ý kiến tham gia, báo cáo Chính phủ kết quả giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo.
KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO MUA BÁN KHÍ THẢI
Những quy định mới tại Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi có ý nghĩa như thế nào đối với các địa phương, các chủ rừng trong giai đoạn trước khi hình thành thị trường các-bon chính thức. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vấn đề này:
PV: Xin ông cho biết về sự cần thiết phải bổ sung quy định hấp thụ và lưu giữ các-bon vào Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi?
Ông Phạm Xuân Phương: Về khuôn khổ pháp lý hiện có luật Lâm nghiệp quy định về dịch vụ hấp thụ carbon nhưng mới chỉ quy định khung pháp lý. Hai là Luật bảo vệ môi trường cũng có quy định về vấn đề tổ chức các thị trường các-bon song cũng chỉ là những vấn đề chung.
Ngoài ra, có Nghị định của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zon ban hành năm 2012 có quy định về tổ chức thị trường carbon nói chung.
Trong một số buổi làm việc với một số tỉnh miền núi phía Bắc thì Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo là giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa một nội dung dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon vào trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 156 hướng dẫn thực thi một số điều của Luật lâm nghiệp.
Hiện nay, dự thảo này có một điều quy định về dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon để giải quyết một số lỗ hổng pháp lý liên quan đến buôn bán kết quả giảm phát thải các-bon của rừng. Cụ thể là Nghị định số 06 quy định đến năm 2026 mới hình thành thị trường các-bon cho nên là từ nay đến năm 2026 đã có những đối tác quốc tế đến Việt Nam.
Ví dụ như là Quỹ các-bon trong lâm nghiệp mà cơ quan ủy thác là Ngân hàng thế giới (WB) hoặc là Liên minh LEAF -cơ quan đại diện đó là tổ chức tài chính lâm nghiệp (Emergent) đã ký nghị định thư với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua một lượng kết quả giảm phát thải.
Chính vì vậy, điều bổ sung vào trong Nghị định 156 đã quy định một khuôn khổ pháp lý để cho việc thực hiện buôn bán kết quả giảm phát thải với các đối tác hiện nay người ta đang đặt mua của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
PV: Với những quy định mới trong Dự thảo, nếu được ban hành có giải quyết được những bất cập hiện nay trong giao dịch thương mại các-bon?
Ông Phạm Xuân Phương: Nghị định này quy định nhiều vấn đề. Ví dụ được phép chuyển nhượng kết quả giảm phát thải từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tức là thực hiện các hoạt động JED+. Thứ hai là quy định những đối tượng nào được tham gia mua kết quả giảm phát thải của Việt Nam. Thứ ba, quy định là vấn đề quyền các-bon.
Các-bon là sản phẩm của rừng nhưng rừng lại thuộc sở hữu của Nhà nước, nhất là rừng tự nhiên. Trong dự thảo này quy định cái quyền các bon đó là thuộc về chủ rừng thì hoàn toàn hợp lý.
Dự thảo cũng quy định về vấn đề hợp đồng. Bởi vì, hiện nay trên thế giới có nhiều đối tác người ta mua theo vùng, theo địa bàn tỉnh cho nên phải có người đại diện đứng ra ký.
Trong dự thảo này cũng quy định, đối với trường hợp mà các đối tác mua rừng trên diện tích trên 2 tỉnh trở lên, đại diện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là người ký hợp đồng bán cho nước ngoài, còn trường hợp nếu các đối tác quốc tế mà người ta mua cái diện tích rừng là trong một tỉnh thôi, cái quyền đó thuộc về Chủ tịch tỉnh hoàn toàn phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương, tức là thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện cho sở hữu toàn dân đối với diện tích rừng thuộc địa phương quản lý, cũng theo các quy chế của Chính phủ.
Trường hợp đối tác quốc tế mà người ta mua theo dự án, tức là ta ký với từng chủ rừng, trong dự thảo nghị định này cũng cho phép chủ rừng được quyền ký hợp đồng với các tổ chức nước ngoài mua các-bon. Tuy nhiên, nó phải tuân thủ một số các thể chế khác vì nó có yếu tố nước ngoài.
Còn về giá, hiện nay giá hiện nay trên thị trường quốc tế rất khác nhau, cho nên trong dự thảo quy định giá thì dự thảo thỏa thuận hai bên, tức là tùy theo từng trường hợp cụ thể mà quy định giá. Trong Nghị định này không quy định giá các-bon là bao nhiêu tùy vào các thỏa thuận giữa hai bên.
Liên quan đến các quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ kết quả hấp thị, lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, bà Phạm Thu Thủy, Giám đốc Chương trình Biến đổi khí hậu, Năng lượng tái tạo và phát triển các-bon thấp toàn cầu (CIFOR) nêu ý kiến:
Cơ chế quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích mà đi qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng là một mô hình rất là phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và cái điều này thì nó cũng rất là phù hợp. Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng của Việt Nam thì đã được thực hiện từ năm 2008 và hệ thống quỹ bảo vệ phát triển rừng của Việt Nam đã được thành lập và đã được vận hành trong thời gian rất dài.
Vì thế, đây cũng sẽ là một trong những điều kiện rất thuận lợi, có thể thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nói riêng và thị trường các-bon trong tương lai.
Tuy nhiên, hệ thống quỹ bảo vệ rừng Việt Nam ở cả trung ương với địa phương hiện nay gặp rất nhiều những khó khăn, đặc biệt là đảm bảo những nguồn tài chính để có thể thực hiện được những hoạt động quản lý an toàn, bảo vệ phát triển rừng. Chi phí phải bỏ ra để có thể hỗ trợ các cộng đồng địa phương hay là hỗ trợ các bên chủ rừng thực hiện những hoạt động giảm phát thải cần kinh phí phải đủ lớn.
Vì thế, để mà có thể vận hành được quỹ bảo vệ phát triển rừng ở cả trung cấp trung ương và địa phương, tôi rất hy vọng sẽ có nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng như là sẽ có nguồn tài chính hỗ trợ từ những dự án để có thể thực hiện được những hoạt động quản lý nguồn thu một cách hiệu quả.
Với diện tích rừng 14,7 triệu héc-ta, tổng trữ lượng các-bon rừng ước tính tại năm 2020 là 612 tấn các-bon, Việt Nam có nhiều tiềm năng tham gia thị trường các-bon. Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu khung pháp lý, những quy định để quản lý các hoạt động giao dịch các-bon, kết quả giảm phát thải, nhất là trên thị trường tự nguyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2027.
Với những quy định mới tại Dự thảo Nghị định 156 sửa đổi, những lỗ hổng pháp lý liên quan đến buôn bán kết quả giảm phát thải các-bon của rừng có thể được khắc phục trong thời gian tới?
Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ tác động như thế nào thu nhập của những chủ rừng, những người làm công tác bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả của hoạt động trồng rừng, đảm bảo sự phát triển bền vững?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
---
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Đi đường cao tốc nhưng không thể đi nhanh là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả đầu tư đường cao tốc. Nhưng không chỉ có thế, việc quy định tốc độ phương tiện trên đường cao tốc hiện nay thậm chí còn khiến người lái xe bối rối.
Bộ Công an đang đề xuất tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Theo đề xuất này, có những hành vi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần, lên tới 48-52 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.
Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.
Rác hữu cơ sau khi phân loại nếu được đựng trong một chiếc túi nilong hữu cơ sẽ đảm bảo được hiệu quả phân hủy rác ngoài môi trường tốt hơn. S4N, chiếc túi nilong hữu cơ được các thầy trò trường Khoa học tự nhiên nghiên cứu thành công là một tín hiệu vui cho môi trường xanh bền vững hơn trong tương lai.
Chiều tối qua, Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 - PVOIL VOC 2024 đã chính thức khép lại tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) sau 03 ngày thi đấu gay cấn.