Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

'Dự án nuôi em Nghệ An' chắp cánh ước mơ tới trường cho học sinh vùng khó

Hồng Nhung: Thứ ba 12/12/2023, 14:37 (GMT+7)

“Dự án nuôi em” cùng các mạnh thường quân suốt 6 năm qua đã san sẻ khó khăn để giúp các em học sinh xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đến trường với những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng.

Đi học - là một điều hiển nhiên đối với đa số trẻ em thành phố. Tuy nhiên, đối với những học sinh vùng sâu vùng xa, để duy trì con chữ là cả một hành trình nhọc nhằn, khó khăn.

Mặc dù cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn xã miền núi Chiêu Lưu đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang hơn nhưng do đời sống người dân xã còn nhiều khó khăn vì thế, trẻ em nơi đây vẫn chưa được chăm sóc đầy đủ.

Thậm chí các em học sinh có nhà ở cách điểm trường từ 2 đến 3 km, đi học còn bữa đói, bữa no, rất nhiều em còn vắng học buổi chiều.

“Dự án nuôi em” cùng các mạnh thường quân đã giúp các em học sinh có những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng

“Dự án nuôi em” cùng các mạnh thường quân đã giúp các em học sinh có những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng

Chị Đỗ Thị Nga – Phụ trách Dự án nuôi em Nghệ An, Trưởng ban thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia chia sẻ: "Mục đích của Dự án nuôi em nói chung và Dự án nuôi em của Nghệ An nói riêng nằm trong 18 tỉnh trên cả nước. Mình chứng kiến học sinh không có đồ ăn đi học buổi chiều, mình cũng là một giáo viên, trước công tác ở miền núi, giờ chuyển công tác về Nghệ An. Mình thấy học sinh xách cặp lồng cơm ra bể nước để chan nước trắng, sau đó lấy muối trộn vào đó để ăn.

Mình hỏi thầy hiệu trưởng thì nói là học sinh đi học cách nhà khoảng 4 cây số, có em chưa tới 3 cây. Nhưng ở nhà bố mẹ lên rẫy, đi học không có gì ăn, sáng bố mẹ chuẩn bị gì thì ăn đó, thầy cô không giúp được gì nhiều, cũng thương mà không làm gì được. Nhìn thầy một em bé không sao, nhưng đến em thứ hai thì mình cứ đứng giữa sân trường cay mắt, mình nhớ là trường Nậm Cắn 2. Mình về mới hỏi thầy con cần làm thế nào, thì thầy nói bây giờ học trò cần gì thì còn mang cái đó đến. Câu chuyện giữ chân trẻ đến trường buổi chiều để tránh trẻ bỏ học là mục đích của dự án".

Nói về “Nuôi em” là Dự án tình nguyện chung sức cùng cộng đồng do Mạng lưới tình nguyện quốc gia, thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia triển khai. Đến nay, dự án “Nuôi em Nghệ An” đã nuôi cơm trưa cho gần 3.000 em học sinh tại 5 trường học vùng khó khăn của tỉnh Nghệ An, nhất là ở các huyện vùng cao như Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong. Mỗi bữa ăn trưa của các em được hỗ trợ 7.000 đồng/em/bữa.

Chị Nga chia sẻ: "Khi mà tham gia rồi thì mọi người mới bảo không hiểu sao với kinh phí như vậy có thể tổ chức được những bữa ăn như thế. Kinh phí 1 tháng của 1 cháu là 150 ngàn đồng trên 1 tháng. Vị chi là ăn 7 nghìn đến 7 nghìn 200 đồng cho một bữa, bao gồm là thức ăn, canh, cơm. Ngoài ra thì phụ huynh góp củi lửa. Ngoài ra những điểm trường mà không vận chuyển được gas thì tụi mình hỗ trợ bếp gas. Phụ huynh đóng một năm 20 nghìn đồng cho một cháu tiền gas, phụ huynh cũng hỗ trợ lên nấu, rồi chia đồ ăn cho các con. Đấy cũng là một cách để dự án triển khai các phụ huynh được cùng tham gia và biết được là con em được hưởng cái gì và chăm sóc thế nào".

Không chỉ riêng các phụ huynh mỗi người một tay giúp việc mà các thầy cô nơi đây ngoài công việc chuyên môn giảng dạy cũng phân công tổ chức nấu ăn, chia cơm cho học sinh, hướng dân các em cách sử dụng thìa, đũa khi ăn và các sinh hoạt hàng ngày. Tất cả đều xuất phát từ lòng thương và mong giữ chân trẻ đến trường ở Nghệ An.

Từ khi dự án nuôi em đồng hành, dinh dưỡng bữa ăn được nâng cao

Từ khi dự án nuôi em đồng hành, dinh dưỡng bữa ăn được nâng cao

Để nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tin tưởng của các mạnh thường quân, ở dự án này, mỗi em học sinh sẽ có 1 người nhận nuôi, người nuôi các em sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về hoàn cảnh các em, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng, trưởng bản, thầy cô giáo... để kiểm tra, kiểm soát.

Người nhận nuôi chỉ cần nhắn mã số là nhận được thông tin cá nhân của người được nuôi. Thông tin hình ảnh, clip ăn uống của các em được thầy cô giáo quay, chụp theo tháng và cập nhật lên nhóm của điểm bản cùng người nuôi học sinh đó. Mỗi năm, người nuôi có thể lên thăm hoặc gọi điện để hỏi thăm các em.

Chị Thu một mạnh thường quân cho biết: "Mình tham gia từ năm 2017 đến giờ, từ đó đây nay mỗi  năm mình đều tài trợ cho hai cháu. Từ những cháu đều tiên như Lầu Hiểu Vũ, Lầu Hiểu Già cho đến các cháu hiện nay mình đang nuôi mình đều thấy có những sự khác biệt rất là lớn. Mình vui vô cùng ít nhất từ những giúp đỡ nhỏ bé của mình mà các cháu có điều kiện phát triển tốt hơn.

Ông xã rất ủng hộ, cả gia đình lên giúp đỡ. Các con của mình mỗi lần đi cùng bố mẹ thăm các bạn trên đó các con cũng có được sự giáo dục rất tốt về nhân ái, lòng trắc ẩn, cũng như nhìn thấy mình có điều kiện tốt hơn nhiều để có sự cố gắng hơn. Mình hi vọng dự án sẽ được mở rộng để giúp các cháu ở miền núi thay đổi cả cuộc đời vì chỉ có học mới giúp các cháu phát triển xa hơn trong con đường tương lai".

Từ khi dự án nuôi em đồng hành, dinh dưỡng bữa ăn được nâng cao, chiều cao cân nặng được tăng lên. Vì các em không phải về nhà buổi trưa nên sĩ số học sinh vào buổi chiều cũng được đảm bảo. Thầy Đông chia sẻ: "Từ khi có dự án chất lượng học sinh đi lên. Như trường của Thầy năm học vừa rồi học sinh đi thi 12 em, tỷ lệ đậu Toán Olympic 9/12. Trong đó 7 em thuộc dự án nuôi em. Chất lượng học sinh ngày một đi lên vì học sinh đi học không vắng, không bỏ giữa chừng, ngày công đảm bảo, bố mẹ đỡ lo lắng, học sinh ở tại trường, ăn uống đủ chất, ngủ đủ thời gian".

Được biết, ngoài hỗ trợ các suất cơm miễn phí, thông qua chương trình Dự án nuôi em Nghệ An, Mạng lưới tình nguyện Quốc gia cũng tổ chức vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ kinh phí xây cầu giúp em vượt lũ, xây trường học cho em, lập các tủ sách và lắp đặt hệ nước sạch cho học sinh bán trú.

Vậy là suốt 6 năm qua, các thành viên của dự án, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mỗi người tự nguyện thực hiện một nhiệm vụ để các con mỗi ngày đều mong được tới lớp, vừa được học chữ, lại còn được no cái bụng.

---

Các bạn thân mến.

Thiên lý hữu tình hôm nay xin được khép lại tại đây. Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.