Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Đẩy mạnh hậu kiểm doanh nghiệp khai thác nước ngầm

Hải Hà: Thứ ba 15/11/2022, 21:08 (GMT+7)

Khai thác thiếu kiểm soát nước ngầm làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, gây sụt lún và đe dọa đến sự phát triển bền vững của đô thị. Bởi vậy, kiểm soát và hạn chế các tình trạng vi phạm trong khai thác nước ngầm thông qua hoạt động giám sát doanh nghiệp sau cấp phép là điều cần thiết.

Khai thác thiếu kiểm soát nước ngầm làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, gây sụt lún và đe dọa đến sự phát triển bền vững của đô thị. (Ảnh minh họa)

Khai thác thiếu kiểm soát nước ngầm làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, gây sụt lún và đe dọa đến sự phát triển bền vững của đô thị. (Ảnh minh họa)

Hiện mức độ khai thác tài nguyên nước trung bình đạt 16,24% trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác tài nguyên nước thiếu kiểm soát, tập trung tại một số khu vực và tầng chứa nước dẫn đến tình trạng cạn kiệt và sụt lún nền đất, xâm nhập mặn.

Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội), mỗi năm Hà Nội bị sụt lún vài cm, trong đó khu vực Thành Công sụt lún 4,14cm, Ngô Sĩ Liên 3,15 cm và Pháp Vân 2,2 cm/năm.

Còn tại Tp.HCM trung bình mỗi năm nền đất sụt lún 2cm, gấp 2 lần tốc độ mực nước biển dâng, có những khu vực lên tới 6cm. Có những khu vực trong vòng 12 năm (từ năm 2005 đến 2017) sụt lún đến 23cm, thậm chí tại phường An Lạc (quận Bình Tân) lún đến 81cm. Còn tại đồng bằng sông Cửu Long, trung bình mỗi năm sụt lún 1cm/năm, có những nơi 5,7 cm/năm.

Lượng nước bị nhiễm mặn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chiếm 31,55% tổng lượng nước của cả vùng trong khi tỷ lệ này ở đồng bằng Nam Bộ lên tới 50%

Tình trạng  khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát tại nhiều khu vực đã khiến cho nhiều địa phương đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh kế của người dân. Vậy làm thế nào để quản lý tình trạng vi phạm trong khai thác nước ngầm?

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương về môi trường sớm xây dựng, hoàn thiện các văn hản hiện hành và ban hành những quy định khung, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác nước ngầm.

Trong đó khắc phục bất cập về quy định  khai thác nước ngầm để tránh tình trạng các doanh nghiệp “lách” luật. Hiện nay, các địa phương cấp phép khai thác công suất dưới 3.000m3/ngày đêm, còn trên 3.000m3/ngày đêm do Bộ Tài Nguyên và môi trường cấp phép. Tuy nhiên hiện nay, sự phối hợp giữa Bộ và địa phương vẫn còn thiếu chặt chẽ nên bị doanh nghiệp lợi dung.

Mặc dù, Nghị định 36 của Chính phủ năm 2020 cũng đã quy định cụ thể về các chế tài xử lý vi phạm đối với những trường hợp khai thác sai quy định hoặc không phép. Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại từ việc khai thác nước lớn hơn nhiều so với mức phạt nên vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm. Bởi vậy, sử dụng công cụ kinh tế, đánh trực tiếp vào lợi ích của các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm mới có đủ sức răn đe, ngăn chặn.

Thứ hai các cơ quan quản lý môi trường các địa phương cần tiến hành khảo sát, điều tra trữ lượng tài nguyên nước ngầm, lập quy hoạch và những giới hạn về trữ lượng khai thác cho từng khu vực. Trong đó có tính tới các khu vực bổ cập nước ngầm, trữ nước tạm thời. Việc cấp phép cho các tổ chức, cá nhân đăng ký khai thác tài nguyên nước ngầm cần thực hiện đúng theo quy hoạch của địa phương.

Hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát quá trình khai thác nước ngầm của các tổ chức, cá nhân cần được thực hiện thường xuyên. Những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần kịp thời xử phạt, tạm dừng khai thác nếu gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm.

Thứ ba, đổi mới và chuyển đổi số công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác nước ngầm. Với tình trạng hạn chế cả về số lượng và chất lượng nhân lực quản lý về môi trường, việc yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp khai thác nước ngầm phải lắp đặt các thiết bị quan trắc giám sát và truyền dữ liệu theo thời gian thực về các cơ quan quản lý môi trường của địa phương và Bộ sẽ giúp phát hiện sai phạm nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đồng thời, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước khỏi ô nhiễm và suy kiệt,

Hiện, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang xây dựng và hoàn thiện Luật Tài Nguyên nước và một số Nghị định liên quan với nhiều điểm mới giúp cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là quá trình thực thi của các địa phương cần được thực hiện nghiêm túc, trong đó chú trọng công tác hậu kiểm sau khi cấp phép.

Đảm bảo an ninh nguồn nước là yếu tố sống còn của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, điều này cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư cùng chung tay bảo vệ an ninh nguồn nước.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

Vẫn tồn tại thủ đoạn 'Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa'

Vẫn tồn tại thủ đoạn "Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa"

Những ngày qua VOV Giao thông vẫn tiếp tục nhận được thông tin từ thính giả về tình trạng công khai quảng cáo dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền lừa đảo trên mạng. Đây là hoạt động có dấu hiệu lừa đảo khá rõ.