Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng lạm phát như thế nào?

Thái Sơn: Thứ hai 12/08/2024, 20:55 (GMT+7)

Tình trạng thiếu container rỗng, ùn tắc nghiêm trọng tại các cảng châu Á và châu Âu khiến giá cước vận tải biển những tháng gần đây tăng‘thẳng đứng’.

Biến động giá cước diễn ra hàng tháng, hàng tuần thậm chí hàng ngày, không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nguồn cung sản phẩm và dẫn tới lạm phát ở quy mô toàn cầu.

Theo dữ liệu mới công bố bởi nền tảng phân tích thị trường Xeneta, nhu cầu vận chuyển container bằng đường biển trên toàn cầu vừa đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 5 vừa qua.

Cụ thể, tháng 5/2024, gần 16 triệu TEU (đơn vị đo sức chứa hàng hóa tương đương container 20 feet) được vận chuyển bằng đường biển. Con số này vượt qua mức kỷ lục 15,7 triệu TEU ở giai đoạn đỉnh điểm đại dịch COVID-19 vào năm 2021. Tính đến hiện tại, khoảng 80 triệu TEU đã được vận chuyển bằng đường biển, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cước vận tải biển những tháng gần đây tăng‘thẳng đứng’ - Ảnh minh họa morethanshipping.com

Giá cước vận tải biển những tháng gần đây tăng‘thẳng đứng’ - Ảnh minh họa morethanshipping.com

Bà Emily Stausbøll, Chuyên gia phân tích vận tải biển cấp cao thuộc Xeneta cho biết: “Số lượng hàng hóa đóng container vận chuyển bằng đường biển đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, trong khi năng lực vận tải biển đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân bởi các con tàu phải chuyển hướng vòng quanh châu Phi do xung đột ở biển Đỏ và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng châu Á và châu Âu. Đây là một cơn bão áp lực toàn diện lên chuỗi cung ứng đường biển dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong những tháng qua”.

Số liệu từ Trung tâm hàng hải độc lập Drewry cho thấy, giữa tháng 7 vừa qua, mức cước vận tải giao ngay một container hàng hóa 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New York (Mỹ) đạt mức gần 10.000 USD, cao gấp đôi so với hồi tháng 2.

Trong khi chi phí vận chuyển container từ Hàn Quốc đến Liên minh châu Âu (EU) cũng vừa tăng tháng thứ hai liên tiếp và tăng 122% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính, giá cước vận tải biển chỉ có thể kỳ vọng giảm dần trong nửa đầu năm 2025.Giới chuyên gia lý giải, nguyên nhân giá cước tăng chủ yếu do các chủ tàu phải đối mặt mức phí bảo hiểm cao hơn vì nguy cơ mất tàu tăng đáng kể. Hơn nữa, việc chuyển hướng tránh Kênh đào Suez bởi rủi ro an ninh trên biển Đỏ khiến thời gian vận chuyển kéo dài hơn dẫn đến chi phí nhiên liệu cao hơn.

Ông Jan Hoffmann, Trưởng Tiểu ban Logistics thuộc Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết: “Việc đi vòng quanh Nam phi đòi hỏi số lượng tàu nhiều hơn để duy trì nguồn cung. Khoảng cách di chuyển của một container năm 2024 xa hơn gần 10% so với năm 2022”

Ông Hoffmann cũng chỉ ra, để đáp ứng nhu cầu, các công ty vận tải phải thuê hoặc mua thêm tàu, tuyển dụng thêm nhân viên. Và do các con tàu này vẫn đang chờ xuất xưởng nên giá cước cũng sẽ tăng một phần để bù đắp chi phí. Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, giá nhiên liệu, thực phẩm chịu tác động lớn dẫn đến gia tăng rủi ro lạm phát ở mức độ toàn cầu.

Một tác dụng phụ không mong muốn khác của các tuyến đường vận tải dài hơn là các con tàu phải tăng tốc độ, kéo theo lượng khí thải nhà kính tăng, điển hình nhất là lộ trình từ Singapore tới thành phố Rotterdam của Hà Lan.

Chia sẻ quan điểm trên ông John McCown, chuyên gia cao cấp tới từ Trung tâm Chiến lược Hàng hải Mỹ cho biết: “Đi qua mũi Hảo Vọng của châu Phi đồng nghĩa với việc quãng đường di chuyển tăng thêm một phần ba so với khi đi qua kênh đào Suez”

Việc vận chuyển trên quãng đường dài hơn sẽ khiến các hãng vận tải chịu thêm chi phí nhiên liệu, tăng đơn giá vận chuyển và hàng hóa đến chậm hơn so với dự kiến.

Bà Lori Ann LaRocco, chuyên gia kinh tế từ CNBC nhận định, giá cước vận chuyển cao ngất ngưởng hiện nay cuối cùng sẽ được chuyển sang phía người tiêu dùng: “Ùn tắc tại các cảng biển dẫn đến sự hạn chế container rỗng trong khi nhu cầu tăng cao, điều này khiến giá vận chuyển bị tăng lên. Tất những chi phí đó cuối cùng đều sẽ đổ lên đầu người tiêu dùng"

Các tàu container chờ bên ngoài Cảng Los Angeles và Long Beach, Mỹ để dỡ hàng hóa - Ảnh Los Angeles Times/Getty Images

Các tàu container chờ bên ngoài Cảng Los Angeles và Long Beach, Mỹ để dỡ hàng hóa - Ảnh Los Angeles Times/Getty Images

Theo các chuyên gia, sự gián đoạn của thương mại toàn cầu có thể tác động lớn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung sản phẩm và lạm phát gây hậu quả nghiêm trọng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Tính toán của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco cho thấy, gián đoạn chuỗi cung ứng chiếm tới 60% vào sự gia tăng lạm phát ở Mỹ từ năm 2021 tới 2023.

Ông John Fossey, nhà phân tích cấp cao về vận chuyển container tại Trung tâm hàng hải độc lập Drewry chia sẻ: “Đến lúc này mọi người mới nhận ra tầm quan trọng của những chiếc container vận chuyển trên biển ảnh hưởng như thế nào đến mức sống của họ”

Trong khi đó, ông Vincent Clerc, Giám đốc điều hành Tập đoàn vận tải biển Maersk nhận định, tình trạng giá vận chuyển tăng mạnh như hiện nay có thể thúc đẩy nhiều nhà bán lẻ phương Tây tìm cách vận chuyển hàng hóa phục vụ mùa Giáng sinh với khối lượng lớn hơn và sớm hơn so với mọi năm.

Và ở giai đoạn này, điều thực sự có thể gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu đó là các nhà bán lẻ đua nhau đặt đơn hàng nhiều hơn mức họ cần.

Nhận định về giá cước container trong tương lai, ông Simon Heaney, Giám đốc nghiên cứu thị trường vận chuyển container của Drewry dự báo, đây là một bong bóng và cuối cùng… chắc chắn sẽ vỡ.

Trước bối cảnh giá cước vận tải biển tiếp tục leo thang, mới đây, Bộ Công thương có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng, logistics, chủ tàu và dịch vụ hàng hải, khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Công Thương lưu ý các Hiệp hội và doanh nghiệp cần gia tăng phối hợp, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu.

Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng Châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Là quốc gia có hoạt động thương mại quốc tế lớn, trong đó lượng hàng xuất khẩu đi Mỹ và EU cao, các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều tác động từ tăng giá cước vận tải biển. Tác động càng lớn hơn khi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các Mỹ, EU... đều phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.