Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong khi đó, tính từ IC12 Yên Bái lên Km237 Lào Cai, mỗi ngày có khoảng 7-8 nghìn lượt phương tiện lưu thông. Vậy, có thỏa đáng không khi thu phí cao tốc đối với đoạn tuyến này? Để làm rõ vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với một số chuyên gia.
Trước hết là PGS. TS. Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Đại học Giao thông vận tải.
PV: Với các tiêu chuẩn đã ban hành thì đoạn Yên Bái - Lào Cai có được coi là đường cao tốc hay không?
PGS. TS Nguyễn Quang Toản (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Đại học GTVT): Theo quan niệm thông thường thì nó không phải là đường cao tốc, khi khai thác bị lẫn với các đoạn tuyến cao tốc còn lại.
Hiện đoạn tuyến này có 2 làn xe với tốc độ tối đa 80km, số lượng làn xe không đủ, chưa kể bề rộng làn xe không phải là đường cao tốc.
Ở châu Âu cũng xây dựng những đoạn đường như thế nhưng người ta không gọi là cao tốc. Không chỉ đoạn đường này mà một số đoạn trong nam cũng xây dựng 2 làn xe.
Tôi cho rằng nó chỉ là đường ô tô thông thường và khai thác theo quy định về đường 2 làn xe.
Hiện số lượng phương tiện của đoạn giáp Lào Cai rất đông xe, khi số lượng xe đông cần lập kế hoạch để làm hoàn chỉnh tuyến đường, mở rộng sang hai bên mà theo thiết kế đã có rồi.
PV: Lâu nay cao tốc Nội Bài – Lào Cai vẫn thu phí cả tuyến, bao gồm đoạn tiền cao tốc, theo ông, như vậy có thỏa đáng?
PGS. TS. Nguyễn Quang Toản: Đường cao tốc có nhiều loại nên mức phí đề ra phụ thuộc vào chất lượng mặt đường, chất lượng của tuyến đường.
Nên đặt vấn đề giảm phí cho người ta, tính lại phí khi mà 1 đoạn chạy được bình quân 80 km/h, một đoạn chỉ chạy được bình quân 50km/h thì nên tính lại để đảm bảo quyền lợi của người vận tải.
Việc thu phí cần được tính dựa trên chất lượng công trình một cách nghiêm chỉnh.
PV: Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với PV VOV Giao thông thêm về vấn đề này, ông Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng khẳng định, đoạn đường không có đủ các tham số theo quy định thì không phải là đường cao tốc. Do đó, muốn thu phí cao tốc thì chủ đầu tư cần hoàn chỉnh tuyến đường theo đúng tiêu chuẩn.
“Căn cứ vào tiêu chuẩn thì chủ đầu tư phải có lộ trình đưa tiền cao tốc chưa hoàn chỉnh trở về hoàn chỉnh để đảm bảo đúng chuẩn đường cao tốc. Khi đạt được các tiêu chuẩn về đường cao tốc thì phải thu phí còn đoạn nào chưa đạt thì chủ đầu tư phải tiến tới hoàn thiện nó để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân.
Khi đó, người dân sẽ có nghĩa vụ đóng góp tương xứng với dịch vụ và giá trị mà con đường cao tốc mang lại”, ông Trần Chủng nói.
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Theo dự liệu thống kê của Cục Đăng kiểm VN, số lượng đăng kiểm viên bị khởi tố và số người nghỉ việc chiếm khoảng hơn 40% lượng đăng kiểm viên của toàn hệ thống.
Hiện nay kinh tế đang có phần khó khăn hơn, cộng với việc bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm....được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ảm đạm, ế khách ngay cả trong mùa mua sắm.
Sau rất nhiều ồn ào tranh cãi, cuối cùng mức trần giá vé máy bay cũng chính thức được điều chỉnh tăng. Nhìn nhận câu chuyện này ở góc độ kinh tế sẽ như thế nào?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá nhiều mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp và năng lượng lao dốc trong ngày giao dịch hôm qua (5/12) kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,48%, xuống còn 2.146 điểm. Như vậy, chỉ số này đã có 4 phiên rơi điểm liên tiếp và đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 tháng.
Tháng 8/2023, UBND TP.Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam triển khai dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng với 1.000 xe tại 79 điểm trên địa bàn các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ… Sau một thời gian triển khai, người dân thấy sao về dịch vụ này?
Phố cổ Hà Nội, nổi danh với những phố Hàng, nhưng bây giờ còn rất ít phố giữ được nghề truyền thống xưa, như chính tên gọi của nó. Nếu ai đã từng đi qua phố Hàng Thiếc sẽ cảm thấy khá thú vị khi cả con phố này hầu hết các gia đình đều giữ được nghề, và sống tốt với nghề chì thiếc.