Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Chợ Tết Đoan ngọ

Thanh Phê: Thứ ba 11/06/2024, 17:55 (GMT+7)

Dịp tết Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch năm nay không khí bán buôn sôi động ở cả kênh bán lẻ hiện đại lẫn chợ truyền thống. Đặc biệt, sức mua nhiều loại thực phẩm, trái cây tăng cao so với ngày thường.

Lâu nay, Tết Đoan ngọ đã đi vào truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ phá hoại và là dịp cả nhà đoàn viên, sum họp. Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây sẽ có thêm một số loại bánh đặc trưng được con, cháu sắm sửa để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Chính vì vậy mà thị trường hàng hóa dịp này cũng sôi động...

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, Tết nửa năm diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm hoa quả dâng cúng tổ tiên để tri ân nguồn cội, khát vọng về một mùa bội thu.

Theo truyền thống, mâm cúng vào ngày Tết Đoan ngọ gồm bánh ú nước tro, cơm rượu hoặc bánh xèo và hoa tươi là mặt hàng không thể thiếu trong dịp này. Ghi nhận tại một số chợ ở thành phố Cần Thơ, sức mua nhiều ngành hàng thực phẩm, trái cây tăng cao so với ngày thường do người dân có nhu cầu mua sắm đa dạng sản phẩm đón Tết Đoan Ngọ.

Cô Lê Thị Huệ ở thành phố Cần Thơ, chia sẻ: Tết mùng 5/5 nhà tôi thường đổ bánh xèo với mua bánh ú nước tro với cơm rượu đồ. Mà đều mấy cái đó đi ra chợ mua, mấy người người ta làm thường làm khéo lắm. Mình thí dụ như ngày 5/5, người ta làm nhiều lắm, mình phải đặt trước mới có. Còn ngày thường người ta làm đủ bán, muốn ăn thì mình đặt trước, mình ra trễ thì đâu còn đâu mua. Năm nay, giá nó cũng bình thường chứ không cao gì mấy.

Khảo sát tại một số sạp bán trái cây, các tiểu thương cho biết, giá trái cây đang có xu hướng nhích lên từ 10.000-20.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể vải thiều 55.000 đồng/kg; bưởi đang là vụ nghịch nên có giá khá cao, ở mức 45.000 đồng/kg; thanh long cũng tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg, có giá 35.000 đồng/kg. Một số loại trái cây khác vẫn giữ giá ổn định, như táo 70.000 đồng/kg, quýt 45.000 đồng/kg; bòn bon 80.000 đồng/kg; chôm chôm 30.000-35.000 đồng/kg…

Chị Hà, tiểu thương chợ Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cho biết: Trái vải thường năm rồi 25-30 ngàn đồng/kg, nhưng hiện đỉnh điểm 65-70 ngàn đồng/kg, trái nào cũng tăng, không có cái nào giảm hết. Măng cụt mọi năm cũng 30- 35 ngàn, bây giờ 50-60 không đó, so với ngày thường cũng vậy, giá không sục do trái cây mình bị thất mùa.

Người dân mua sắm nhộn nhịp chuẩn bị Tết Đoan ngọ.

Người dân mua sắm nhộn nhịp chuẩn bị Tết Đoan ngọ.

Bên cạnh mặt hàng trái cây, các loại rau, củ cũng tăng lên do sức tiêu thụ mạnh và nguồn cung hạn chế sau hạn mặn. Chị Cẩm, tiểu thương chợ Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cho biết: Trái cây, rau, bông bán đều cũng chậm hết, giá cao hơn khoảng 5-6 ngàn đồng, bông cao hơn cỡ 10 ngàn. Nhất là rau thơm lên giá tới 10 ngàn đồng một ký, cũng hiếm lắm, tháng nắng nè nên không có rau.

Cạnh đó, nhóm hàng hoa tươi cắt cành cũng có nguồn cung đa dạng, giá cả có biến động. Giá hoa tươi bắt đầu tăng từ 1 tháng trước, tăng từ 10.000-20.000 đồng tùy loại. Chủ Hảo, một chủ tiệm bán hoa tươi ở chợ Cái Răng, thành phố Cần Thơ chia sẻ: Bán cũng bình thường nhưng bông mắc hơn năm rồi khoảng chừng 5-10 ngàn vậy đó. Ly thì khoảng một trăm rưỡi, cát tường 65, huệ 80, 70, đủ cỡ. Nó mắc hơn thường ngày khoảng 5-10 ngàn. Nó tăng lên vậy á. Cúc này thì bán giá 30. Bán hồi sáng giờ nói chung bán cũng được. Trên lô thì bán hàng tốt, hàng đẹp thành ra mắc hơn hàng dạt ở dưới. Ở dưới thí dụ bây giờ làm bán 30 nhưng mà trên lô phải bán từ 40 trở lên bị vì trên lô nếu mà em lấy hàng xấu thì em bán không được thì em chết chắc luôn á.

Mặt hàng bánh ú nước tro hay bánh ú lá tre cũng được bày bán khá nhiều trong dịp này, với giá phổ biến từ 45.000-60.000 đồng/10 bánh. Theo nhiều thợ trong nghề, cứ 4kg lá tre tàu ăn măng gói được 500 bánh, ngày cao điểm thì mỗi thợ phải gói từ hàng trăm đến 1-2 thiên bánh. Ngoài mang lại thu nhập cho nhiều người làm nghề, còn giúp những hộ mua đi bán lại, có thêm đồng lời.

Bên cạnh bánh ú, bánh xèo và bánh khọt cũng rất được ưa chuộng vào dịp Tết Đoan ngọ, với giá dao động từ 25.000-50.000 đồng/cái tùy theo nhân bánh. Cô Kim Em, ở Thành phố Cần Thơ cho hay: Bán bánh xèo, ngày thường bán tép chiên bột, 30 ngàn/cái, tép, thịt, bán 3 ký bột. 200 bánh ú, bán sáng giờ còn nhiêu, bán chậm 40 ngàn/chục, lấy người ta 30 ngàn/chục.

Không kém phần cạnh tranh, tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở ĐBSCL cũng tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm phục vụ Tết Đoan Ngọ 2024. Tại kênh bán lẻ hiện đại, nhà bán lẻ tập trung vào ngành hàng thực phẩm nấu chín, nông sản… và thiết kế khu vực riêng để quảng bá hàng đặc sản địa phương và có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn với giá cả phù hợp.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.