Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Làm nông thời chuyển đổi số (Bài 4): Vì một nền nông nghiệp tử tế

Nhật Minh: Thứ năm 25/07/2024, 17:00 (GMT+7)

Khi yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng cao về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa thì việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khoá để các địa phương, DN nâng cao năng lực cạnh tranh...

Từ vài hộ dân tham gia liên kết với 15ha, đến nay, Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã có 265 hộ tham gia liên kết, với tổng diện tích sản xuất lên đến 300ha. Tất cả sản phẩm xuất khẩu của HTX đều áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP.

Các thành viên đều ghi chép quá trình sản xuất bằng sổ nhật ký điện tử rõ ràng, nhờ đó tạo được niềm tin với khách hàng. Sản phẩm nhờ đó mà có đầu ra và giá cả ổn định. 

Ông Trần Bá Sơn, Giám đốc Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, chia sẻ: Ngoài việc truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm thì doanh nghiệp phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm… để nâng chất lượng hàng hóa, chinh phục các thị trường.

Phía HTX có nhóm kỹ sư, mỗi kỹ sư sẽ quản lý khoảng 40 nông dân, nhiệm vụ xuống hướng dẫn cho nông dân thay đổi, sử dụng thuốc theo quy trình của châu Âu, hướng dẫn người dân từng bước áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGAP trên vườn mình, lên lịch thu hái và bao tiêu sản phẩm.

Thời gian qua, Hậu Giang đã tập trung đầu tư, xây dựng nền tảng để phục vụ chuyển đổi số. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh tập trung phát triển nền tảng tích hợp và nền tảng dữ liệu số, trên cơ sở đó phát triển các dịch vụ, ứng dụng số ưu tiên.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN và PTNT Hậu Giang, cho biết, thực hiện ứng dụng số hóa cho nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng xong bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu thông tin của ngành, xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp trực tuyến.

Trang bị phần mềm quảng bá sản phẩm nông nghiệp Hậu Giang và các sản phẩm OCOP, xây dựng một số mô hình nông nghiệp thông minh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi...

Chuyển đổi số giúp tăng khả năng cạnh tranh và sự tin tưởng của người tiêu dùng với sản phẩm nông nghiệp

Chuyển đổi số giúp tăng khả năng cạnh tranh và sự tin tưởng của người tiêu dùng với sản phẩm nông nghiệp

Ông Ngô Minh Long, nhấn mạnh: Muốn chuyển đổi số thì phải có con người số, nói nôm na là con người phải sử dụng các thiết bị được thì mới chuyển đổi được. Hiện nay, sẽ chia ra làm 3 phân tầng. Phân tầng thứ nhất, những cái farm, trang trại quy mô thì gần như người ta áp dụng khoa học công nghệ hết rồi.

Còn nhóm thứ 2 là nhóm tập trung nông dân ở mức độ trung bình thì người ta cũng bắt đầu thay đổi tập quán, thói quen thay vì trước giờ dựa vào kinh nghiệm thì người ta cũng áp dụng khoa học kỹ thuật. Còn cái nhóm mà người ta không dựa dẫm vào thu nhập chính, có nghĩa không sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính thì nhóm đó chậm. Nếu mình lượt lại dựa trên số đông, diện tích lớn thì đa phần là có tác động mạnh mẽ, tích cực. 

Không riêng Hậu Giang, mà nhiều địa phương khác của ĐBSCL cũng đang tích cực chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đơn cử như tại Đồng Tháp, tỉnh xây dựng Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mục tiêu là đến năm 2025 đạt 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã,…

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, thông tin thêm: Yêu cầu đầu tiên nhiệm vụ giai đoạn 1 là Đồng Tháp xác định làm sao dữ liệu hoá toàn bộ cơ sở dữ liệu về nền nông nghiệp Đồng Tháp. Đi vào một ứng dụng, nền tảng nào đó, một phần mềm nào đó và một nền tảng nào đó. Phải tiến tới câu chuyện là tự động hoá trong vấn đề thu thập dữ liệu. Và giai đoạn 3 chủ động cảnh báo, dự báo và quản lý dữ liệu số thông qua tất cả nền tảng này thay vì HTX, doanh nghiệp phải đi tìm vùng nguyên liệu thì thông qua nền tảng số doanh nghiệp có thể tự đồng tìm nguồn nguyên liệu mà không qua cấp chính quyền nào.

Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025, thành phố Cần Thơ đã lồng ghép chuyển đổi số trong công tác khuyến nông, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin. Hay tại Sóc Trăng, nhờ quản lý nước, áp dụng điều tiết nước theo nhu cầu cây lúa, áp dụng tốt quy trình ngập khô xen kẽ bằng công nghệ 4.0 mà bà con nông dân tại đây đã giảm được chi phí bơm tưới, nâng cao năng suất và chất lượng cho những vùng lúa chất lượng cao.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN và PTNT cho biết, luôn xem mọi chính sách, giải pháp trong hành trình tri thức hóa nông dân đều hướng vào chủ thể lớn nhất là người nông dân. Người nông dân là trọng tâm của chuyển đổi số nông nghiệp. Việc ra mắt nền tảng “Mạng nhà nông - Hành trình nông dân số” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Mạng nhà nông là môi trường số và tích hợp hệ thống công cụ giúp các HTX, nông dân, trang trại, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp quản trị hiệu quả, nắm bắt kiến thức khoa học kịp thời, tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đặc biệt giúp nông dân chủ động trong mua - bán, lập kế hoạch sản xuất và theo dõi kế hoạch tài chính.

Ông Nguyễn Quốc Toản chia sẻ: Chuyển đổi số nó phải rất cụ thể, đó là việc chúng ta phải đem đến những lợi ích lớn nhất cho người dùng, chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng phải có lộ trình đấy là làm từ việc nhỏ đến việc lớn và chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng cần có sự quyết tâm, đồng lòng, cùng làm của các chủ thể. Đây là quyết tâm rất lớn để chúng ta đóng góp vào cái việc cụ thể hóa, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân thông minh và chúng ta góp phần để người nông dân Việt Nam làm chủ không những trên không gian của ruộng đồng mà làm chủ cả trên không gian của trí tuệ, của trí tuệ mạng, nền tảng mạng là việc mà chúng ta hướng tới.

Có thể thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế chung. Việc chuyển từ “Nông nghiệp truyền thống” sang “Nông nghiệp hiện đại”, ứng dụng số sẽ giúp quản lý quá trình sản xuất, phân phối được tốt hơn. Người tiêu dùng cũng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, biết rõ quy trình và an tâm hơn sử dụng.

Tất cả những chuyển đổi này sẽ góp phần đưa ngành nông nghiệp ĐBSCL tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh và phát huy sức mạnh của các địa phương trong vùng.

 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cơn giông về Hà Nội vào chiều 06/9 khiến nhiều tuyến đường phố ở Thủ đô Hà Nội, cây cối đổ, gẫy cành la liệt. Lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tại những khu vực bị ảnh hưởng để triển khai công tác cứu hộ, hướng dẫn phân luồng giúp người dân được an toàn nhất.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão YAGI trong ngày 7/9/2024.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, 'nhường' vỉa hè cho ô tô  và hàng nước

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, "nhường' vỉa hè cho ô tô và hàng nước

Đoạn đường 1 chiều trên phố Hoàng Ngân thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) rất nhiều ô tô đỗ chật kín cả hai bên vỉa hè và lòng đường, buộc người đi bộ phải len lỏi qua khoảng trống giữa các xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.