Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Chê danh xưng “đối tác”: Shipper, xe ôm công nghệ mong được đóng BHXH

Chu Đức: Thứ hai 01/04/2024, 10:59 (GMT+7)

Dù đang phát triển nóng và có nhiều đóng góp vào nền kinh tế cũng như giải quyết bài toán giao thông, song tài xế công nghệ, người giao hàng (shipper) vẫn bị hạn chế trong việc tiếp cận an sinh xã hội.

Vì thế, liên tục thời gian gần đây, đã có nhiều đề xuất mới đưa nhóm ngành nghề lao động tự do này vào diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Vậy các tài xế giao hàng, chạy xe, được các công ty cung cấp ứng dụng gọi với danh xưng “đối tác”, họ nghĩ gì về nội dung này?

Kiều Chí Kiên là một tài xế giao hàng, xe ôm công nghệ của hãng Xanh SM, hoạt động chủ yếu trong khu vực Cầu Giấy. Với doanh thu mỗi cuốc xe thực hiện, Kiên phải cắt lại 27% cho công ty. Ngoài doanh thu, Kiên được trả thưởng ngày, thưởng tuần, và đặc biệt là khoản “đảm bảo thu nhập cố định”. Ví dụ, một ngày trong ca 10 tiếng, chạy đủ số chuyến đi được giao, Kiên có thể được trả khoảng 400 nghìn đồng.

Khi được hỏi về việc đóng bảo hiểm xã hội, Kiều Chí Kiên chỉ biết cười trừ, vì kể từ khi tham gia vào công việc tự đánh giá là thời vụ này, anh chưa từng đóng và được đóng: “Em chưa đóng nên cũng chưa biết được. Nhưng nếu nó rơi vào khoảng dưới 1 triệu thì không bị ảnh hưởng nhiều. Sức khỏe thì chỉ có tính thời điểm nhất định thôi, đâu ai khỏe mãi được. Nếu được đóng BHXH thì người lao động sẽ rất có lợi”.

Ông Vũ Đức Thắng, tài xế Gojek cho rằng, mức chiết khấu, tỉ lệ ăn chia từ các hãng xe bây giờ quá cao, gây ảnh hưởng cho anh em tài xế, giao hàng công nghệ.

Ông Vũ Đức Thắng, tài xế Gojek cho rằng, mức chiết khấu, tỉ lệ ăn chia từ các hãng xe bây giờ quá cao, gây ảnh hưởng cho anh em tài xế, giao hàng công nghệ.

Ông Vũ Đức Thắng, cư dân ở quận Hoàng Mai, đã về hưu và hiện là một tài xế của hãng Gojek. Ông cho biết, do quá tuổi, bản thân không ảnh hưởng bởi vấn đề có hay không đóng bảo hiểm từ ứng dụng gọi xe nữa, nhưng ông khá bức xúc trước việc tài xế công nghệ dù được công nhận là “đối tác” nhưng thường xuyên bị các công ty ứng dụng gọi xe chèn ép.

“Chắc là các bạn trẻ mong muốn có bảo hiểm để có quyền lợi, ủng hộ thôi. Như bây giờ thì ít quyền lợi, chiếu khấu % người ta trừ quá nặng, lôm côm lắm, phải trên 30%. Nói thẳng ra, tuy mình chỉ là đối tác, nhưng mình cũng là người lao động, phải có quyền lợi về được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, ông Thắng nói.

Trong khi đó, đang chạy xe ôm công nghệ cho hãng Grab, anh Lê Thế Hiếu, quê ở Thanh Hóa, cho biết, tổng thu nhập từ cả doanh thu chạy xe lẫn tiền thưởng, sau khi trừ hết chi phí xăng xe, ăn uống, anh đạt được mốc khoảng 9-10 triệu đồng/tháng.

Anh Lê Thế Hiếu, tài xế Grab khẳng định, nếu không có các đối tác là tài xế, công ty gọi xe sẽ không ra được doanh thu. Vì vậy, thực chất, họ chính là người lao động, cần có quyền lợi chính đáng.

Anh Lê Thế Hiếu, tài xế Grab khẳng định, nếu không có các đối tác là tài xế, công ty gọi xe sẽ không ra được doanh thu. Vì vậy, thực chất, họ chính là người lao động, cần có quyền lợi chính đáng.

Anh Hiếu ủng hộ việc các công ty công nghệ cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho anh em tài xế để giảm thiểu gánh nặng chi phí chữa trị nếu chẳng may xảy ra va chạm, tai nạn, ảnh hưởng sức khỏe lao động. Anh cho rằng, từ “đối tác” chỉ là cách nói giảm, nói tránh, chưa thể hiện bản chất giao kết lao động.

“Bọn em là người lao động cho họ kiếm tiền. Chứ không có cuốc xe nào thì công ty làm gì có tiền. Công ty mở ứng dụng, chiết khấu các thứ rồi, bọn em chạy xe thì mới ra được các thứ chứ. Mới đầu thì cứ gọi là đối tác bên A, bên B chứ thực ra bọn em là lao động tự do, cảm thấy được thì làm, không thì nghỉ, chứ làm gì có bồi thường hợp đồng gì đâu, chỉ có ký điều lệ điều khoản thôi”.

Bức xúc là trạng thái của anh Nguyễn Thành Dương, tài xế hãng Be, khi chia sẻ về quyền lợi của các tài xế xe ôm công nghệ. Anh cho biết, đang bị cắt tỉ lệ ăn chia với ứng dụng lên tới 40% doanh thu mỗi cuốc xe, chưa kể nhập nhèm trong việc trả thưởng.

“Ví dụ, bạn chạy đủ mốc, nếu được 30 điểm thì được thưởng 50 nghìn, 60 điểm thì thưởng hơn 300 nghìn, nhưng rất khó. Giờ cao điểm rất ít, tài xế nhiều, được 59 điểm rồi mà ngồi từ 8h tối đến 12h đêm mà không được cuốc xe cuối. Kể cả anh em từ chối hết, nhường cuốc mà không thể bắn vào app, như kiểu app xe mình bị che. Họ có thể lấy lý do nữa bâng quơ là nghi ngờ tài xế gian lận. Khách đánh giá 1 sao phê bình cuốc đi, nhưng mình xin số gọi lại, khách còn chụp gửi zalo là đánh giá mình 5 sao, mà tổng đài báo xuống là 1 sao, còn thu hết tiền thưởng mình ngày hôm đấy, thu 2,3 triệu cả tuần. Mình cũng chán, nói thẳng ra là họ ăn chặn. Mà mình và anh em bị nhiều rồi, nên mới hiểu ra là không cống hiến được”.

Anh Nguyễn Thành Dương, tài xế hãng Be cho rằng, có sự nhập nhèm, thậm chí 'ăn chặn' khi các hãng xe tính điểm thưởng. 3 năm nay, anh phải tự đóng BHXH tự nguyện để duy trì an sinh. (1)

Anh Nguyễn Thành Dương, tài xế hãng Be cho rằng, có sự nhập nhèm, thậm chí 'ăn chặn' khi các hãng xe tính điểm thưởng. 3 năm nay, anh phải tự đóng BHXH tự nguyện để duy trì an sinh. (1)

Theo anh Dương, anh đã nghỉ công ty từ trong mùa dịch Covid-19. 3 năm nay, anh liên tục tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng hiện tại của anh là khoảng 800 nghìn đồng/tháng tương ứng với mức lương 13,5 triệu đồng. Năm nay 38 tuổi, anh Dương tính toán, anh còn đóng bảo hiểm 11 năm nữa là đủ đóng 25 năm để có lương hưu.

Anh Dương khẳng định, bảo hiểm xã hội rất quan trọng với người lao động, phòng khi gặp rủi ro về sức khỏe: “Đi đường không may gặp phải tình huống rủi ro, ví dụ mình từng bắt gặp khách mang theo ma túy trong người, đã bị công an hình sự bắt, mời về đồn làm việc. Mình cũng phải về phường trình bày. Nó cũng phức tạp. Gặp khách bố láo, còn đánh cả tài xế, rồi bị bom hàng. Nói chung, có bảo hiểm xã hội thì đỡ cho anh em, chẳng may gặp tai nạn thì tâm lý cũng vững vàng hơn”.

Theo đề xuất trên nghị trường, các đại biểu quốc hội cho rằng, cần bổ sung trường hợp được xác định là người lao động nhưng hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác vào nhóm đối tượng bổ sung tham gia BHXH bắt buộc.

Tài xế xe công nghệ và shipper đang tăng nhanh về số lượng và bị ảnh hưởng từ nhiều chính sách. Khi công ty công nghệ tăng thêm một vài phần trăm tỷ lệ ăn chia, đã có nhiều vụ việc tài xế đồng loạt tắt ứng dụng để phản đối. Việc này cũng có thể coi là ngừng việc tập thể.

Tuy nhiên, hiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi chưa đưa nhóm tài xế xe công nghệ vào nhóm bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các nước trên thế giới cũng ít thực hiện việc này. Bộ Tư pháp từng nhận định, rất khó để coi lái xe công nghệ là quan hệ lao động.

Như vậy, trong quá trình chờ đợi sửa đổi các quy định (nếu có), để đảm bảo quyền lợi an sinh, mục tiêu có thẻ bảo hiểm y tế và lương hưu trong tương lai, các tài xế, giao hàng công nghệ có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tất nhiên, mức đóng sẽ khá cao, do chưa được các hãng công nghệ đặt xe hỗ trợ nội dung này./.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Bộ Công Thương cho rằng giải pháp chống phát ngược và mua với giá 0 đồng (trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia) với điện mặt trời mái nhà là phù hợp, vừa khuyến khích loại hình này vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.