Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

“Cháu ông này bà kia thì cũng đều bị xử lý, thế mới là pháp luật”

Chu Đức: Thứ năm 07/03/2024, 10:27 (GMT+7)

Mạng xã hội “dậy sóng” với vụ 1 nữ tài xế điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn, va chạm với xe máy ở phố Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Người này “nhận vơ” là cháu Bộ trưởng Bộ Công an rồi lớn tiếng đe nẹt người đối diện.

Câu chuyện này một lần nữa dấy lên chủ đề: Không ai được phép đứng trên luật pháp, đặc biệt là những người cậy quyền thế, tiền bạc và mối quan hệ.

Khi nghe và đọc thông tin về vụ việc này, có lẽ các bạn thính giả sẽ có cảm giác về một mô-típ rất quen thuộc: Phát sinh mâu thuẫn giao thông hoặc bị dừng xe xử lý vi phạm, một số người sẽ áp dụng gia thế, địa vị xã hội để “dằn mặt” người xung quanh. Những câu nói kiểu như: Ông có biết bố tôi/chú tôi/bác tôi là ai không?, kéo sau đó là những cuộc điện thoại “cầu viện”.

Họ không ý thức được việc làm sai trái của bản thân, hoặc cố tình trốn tránh hiện tại thông qua một nhận thức mơ hồ về cái gọi là “quyền miễn trừ”, hoặc “trường hợp ngoại lệ”.

Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung trên phố Trần Cung (Ảnh Công an cung cấp)

Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung trên phố Trần Cung (Ảnh Công an cung cấp)

 

Anh Hồ Văn Tiến, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, sở dĩ tư duy này vẫn còn ở một bộ phận người đi đường, là do họ đã quen với lề lối xin cho, dùng tiền, dùng quyền để giải quyết mọi vấn đề: “Nói chung ngoài xã hội, có quen biết, người ta vẫn có thể thế này thế nọ cả. Chỉ có điều ít được đưa lên truyền thông lắm, vì lúc đó làm gì có ai quay được. Nói thật là vậy. Còn để răn đe thì nên xử phạt hết, không tha cho một ai cả, bất kể con cháu ông nào, bà nào. Như vậy mới chấm dứt được tình trạng lái xe mà say xỉn gây hậu quả nguy hiểm cho mọi người xung quanh”

Ở góc độ một tài xế chuyên nghiệp, anh Lưu Thế Hải, cho rằng: Trường hợp nữ tài xế lái xe trên phố Trần Cung trong trạng thái say xỉn, vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung là cực kỳ nguy hiểm. Bởi lẽ, chị ta không ý thức được việc mất an toàn, do ảnh hưởng nghiêm trọng của chất kích thích.

Có lẽ đó cũng là lý do trong cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, dư luận cả nước hoan nghênh xử lý nặng “ma men” sau tay lái, mà người này uống rượu bia, điều khiển phương tiện gây va chạm, vẫn hung hăng khoe mối quan hệ để dọa nạt: “Pháp luật đã quy định rồi. Dù uống ít hay uống nhiều đều khiến thần kinh mình bị hưng phấn. Đôi khi, có thể cảm giác là không say, nhưng tinh thần hưng phấn thì trong lúc lái xe, lại không cảm nhận được sự mất an toàn, dù thực tế là đang mất an toàn rất nhiều”.

Phân tích nguyên nhân của thực trạng vẫn có người dám lái xe ngay sau khi sử dụng rượu bia, anh Đỗ Văn Chiến, trú tại quận Hoàng Mai, cho rằng: Có thể, họ có địa vị xã hội nhất định, nhưng đang bị ảo tưởng về vị trí của bản thân, rằng vẫn có cách để “lách luật” nếu bị pháp luật “sờ gáy”.

Anh Chiến nêu quan điểm: Việc xác minh xem nữ tài xế trong câu chuyện này có họ hàng gì với Bộ trưởng Bộ Công an hay không, trong chừng mực nào đó, dường như là một động tác thừa. Bởi “Luật pháp bất vị thân”, cứ vi phạm là phải bị xử lý. Còn trường hợp có họ hàng thật, thì vị cán bộ nào can thiệp xử lý vi phạm, người đó cũng bị xử lý kỷ luật về hành vi “cản trở người thi hành công vụ”: “Xử phạt cứ theo đúng quy định thôi. Kể cả con cháu Thứ trưởng, Bộ trưởng. Giờ nhiều người giả danh con ông nọ, cháu bà kia thì lại thành bao che này nọ. Bây giờ cứ làm theo đúng luật, là người dân sợ ngay, không dám mang tên quan chức ra nữa”.

Theo các bác tài, luật pháp bất vị thân, cho dù là giả danh con cháu quan chức hay con cháu quan chức thật cũng đều bị xử lý nghiêm để răn đe

Theo các bác tài, luật pháp bất vị thân, cho dù là giả danh con cháu quan chức hay con cháu quan chức thật cũng đều bị xử lý nghiêm để răn đe

Anh Nguyễn Chiến Thắng, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng, trong cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, có một chỉ đạo rất kịp thời từ Chính phủ: Đó là nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào quá trình xử lý của lực lượng chức năng trong các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Thực tiễn xử lý vi phạm nồng độ cồn năm 2023 cho thấy: Cán bộ, công chức cũng không thể xin xỏ cho bản thân khi bị phát hiện vi phạm, chứ chưa nói tới việc can thiệp vi phạm của người nhà, người thân. Các trường hợp này ngoài xử lý theo quy định, Cục Cảnh sát giao thông còn gửi thông báo về cơ quan, đơn vị công tác để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của cơ quan.

Anh Nguyễn Chiến Thắng cho biết, quy định nghiêm cấm can thiệp, xin xỏ vi phạm có ý nghĩa vừa bảo vệ lực lượng thực thi công vụ khỏi áp lực từ các mối quan hệ, vừa bảo vệ cho chính các cán bộ, công chức, những người có quyền hành, tầm ảnh hưởng: “Quan trọng nhất vẫn là luật có tuân thủ và làm đúng hay không. Quy định bình đẳng này rất tốt, nó còn bảo vệ những người đứng đằng sau, vì người thân, gia đình đôi khi có nhiều vướng mắc, các quan chức đỡ bị mất uy tín. Mình nghĩ như thế là chuẩn rồi, không phải bàn cãi nhiều”.

Theo các bác tài, những người vi phạm luật giao thông đường bộ cần chấp hành hiệu lệnh và xử lý từ lực lượng chức năng. Mọi hành vi xin xỏ, nhờ can thiệp đều trở nên vô hiệu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Còn hành động ngược lại, họ còn liên lụy tới những cá nhân, những mối quan hệ mà họ nhờ vả.

Qua câu chuyện nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn, nhận vơ là “cháu Bộ trưởng”, hy vọng rằng, nhận thức về tính thượng tôn pháp luật của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ được nâng cao hơn.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tăng cường kết nối giúp người dân đi lại  bằng metro thuận tiện hơn

Tăng cường kết nối giúp người dân đi lại bằng metro thuận tiện hơn

Chiều 12/12, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) chính thức ký kết biên bản ghi nhớ nhằm góp phần thúc đẩy giao thông thông minh tại TP.HCM trong bối cảnh tuyến metro số 1 sắp đi vào vận hành.

Vỉa hè 'đau khổ' bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh 'cõng' ô tô?

Vỉa hè "đau khổ" bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh "cõng" ô tô?

Sau nhiều năm đánh mất chức năng chính và bị tận dụng làm chỗ đỗ ô tô, vỉa hè xung quanh công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được chỉnh trang, lát lại gạch.

Từ 2025, cấp đổi GPLX sẽ thực hiện như thế nào?

Từ 2025, cấp đổi GPLX sẽ thực hiện như thế nào?

Kể từ năm 2025, việc cấp, đổi và thu hồi giấy phép lái xe tại Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Từ ngày 01/7/2025, người bệnh mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... sẽ được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành, vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Vì sao tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai chậm khắc phục hư hỏng?

Vì sao tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai chậm khắc phục hư hỏng?

Gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều bác tài thường xuyên lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai về tình trạng nhiều vị trí mặt đường hư hỏng, lồi lõm và hằn lún vệt bánh xe, lún võng đường dẫn các đầu cầu, nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.

Ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM

Ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM

Thời gian qua, nhiều thính giả phán ánh và bày tỏ bức xúc trước tình trạng ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM gây cản trở giao thông, ùn ứ vào giờ cao điểm. Đáng nói tình trạng này đã diễn ra thời gian dài nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 3): Hàng chục tỉ đồng “đổ sông” theo thí điểm

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 3): Hàng chục tỉ đồng “đổ sông” theo thí điểm

Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.