Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Cấp “ô xy" để ngành xây dựng không bị hụt hơi và tăng tốc

Trọng Điển: Thứ ba 18/04/2023, 14:05 (GMT+7)

Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã gửi công văn” kêu cứu” tới Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tránh sự đổ vỡ dây chuyền từ bất động sản lan ra ngành xây dựng.

Điều này cho thấy, hệ quả mà thị trường bất động sản đóng băng, các dự án cũ và dự án mới đều không được triển khai trong suốt thời gian vừa qua đang đẩy hàng chục ngàn doanh nghiệp xây dựng vào thế điêu đứng, nguy cơ phá sản là rõ rệt.

Hàng triệu lao động trong ngành không có công ăn việc làm; hàng hóa vật liệu xây dựng làm ra không có nơi tiêu thụ; các ngành dịch vụ khác đi theo cũng đóng cửa.

Ảnh minh họa - congthuong.vn

Ảnh minh họa - congthuong.vn

Giải quyết bài toán tổng thể này, hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp cụ thể, chi tiết. Trong đó có việc hoãn nợ, khoanh nợ, giãn nợ; tái cấp vốn cho vay các dự án khả thi. Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thanh toán trái phiếu bằng bất động động sản để trả nợ.

Thúc đẩy nhanh việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội để kích thích ngành vật liệu xây dựng phát triển theo. Đồng thời Chính phủ cũng gợi mở, các doanh nghiệp dự án bất động sản  cần cơ cấu lại phân khúc nhà ở hài hòa, với giá cả hợp lý để những người có nhu cầu thực sự tiếp cận được. Giá nhà ở về với thực tế, đủ hấp lực để thu hút khách hàng mua vào.

Ngoài ra, các cấp, các ngành và địa phương cũng tập trung vào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công cho các lĩnh vực xây dựng giao thông, cơ sở hạ tầng; phát triển vùng sản xuất. Đây chính là nguồn vốn mồi để lôi kéo ngành xây dựng và vật liệu xây dựng vào cuộc; giải quyết khó khăn trước mắt.         

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế để thực hiện các yêu cầu này, các doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp xây dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là tính pháp lý của các dự án, nhiều nơi không rõ ràng, ổn định nên khó được ngân hàng chấp nhận cho vay bổ sung. Nhiều doanh nghiệp ôm đồm, đầu tư vượt quá khả năng và năng lực vốn có nên khi không được bơm vốn là suy kiệt.

Trong khi cũng liên quan đến vấn đề pháp lý của dự án, tình trạng sở, ngành đùn đẩy hay né tránh trong giải quyết hồ sơ vẫn còn. Có các cá nhân ở một số cơ quan quản lý sợ sai, sợ bị quy trách nhiệm nên không dám làm. Đây là những lực cản rất lớn, là điểm nghẽn không thể gỡ trong ngày một ngày hai.

Các dự án xây dựng vì thế tiếp tục nằm im không sao chuyển động để kéo theo các ngành tăng trưởng. Chưa kể tình trạng vật liệu xây dựng trôi nổi, không có hóa đơn chứng từ, xuất xứ nguồn gốc, được bán tràn lan. Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm uy tín, chất lượng không sao cạnh tranh nổi. Dự án đầu tư công nhiều nơi cũng lâm cảnh “ đứng hình”, tỷ lệ giải ngân thấp.

Tình trạng có tiền mà không tiêu được vẫn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Cá biệt có dự án, công trình giao cho các nhà thầu thiếu năng lực về công nghệ, không đủ mạnh về tài chính nên kéo dài hết năm này qua năm khác. Có nhà thầu đã bị cắt thầu,thay thầu.

Trong quá trình triển khai cũng có một số đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chủng loại hoặc cố tình đưa sản phẩm dưới chuẩn vào, khiến bị lập biên bản vẫn diễn ra.

Đây là những hạn chế cần chỉ rõ để có cách nhìn và cách khắc phục triệt để từng dự án, công trình chuyển động nhanh hơn, về đích sớm hơn, tạo ra sức lan tỏa xốc dậy ngành xây dựng hồi phục.         

Rõ ràng vòng xoáy xuống dốc mang tính dây chuyền đang kéo nhiều lĩnh vực trong ngành xây dựng bị hụt hơi, rất cần được cấp “ ô xy “ để lấy lại đà và tăng tốc. Để làm được điều này, không chỉ là sự nỗ lực của ngành mà cần sự vào cuộc thực sự của nhiều cấp nhiều, ngành ngay lúc này.        

Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.