Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Cần bỏ chế tài "Phạt hành chính" phương tiện

Phạm Trung Tuyến: Thứ hai 20/03/2023, 07:00 (GMT+7)

Những bãi giữ xe tang vật lên tới hàng ngàn chiếc nằm phơi mưa nắng năm này qua năm khác, thỉnh thoảng lại bốc cháy, trong khi tốn kém ngân sách để thuê trông giữ không chỉ là hình ảnh gây xót ruột vì sự lãng phí, mà còn phản ánh khía cạnh bất hợp lý trong quy định xử phạt vi phạm hành chính.

Có lẽ cần phải minh định ngay từ đầu, rằng không có bất cứ quy định nào về xử phạt hành chính đối với phương tiện, bởi bản thân phương tiện không gây ra lỗi.

Tuy nhiên, thu giữ “bỏ tù” phương tiện là một trong những chế tài bổ sung cho hầu hết lỗi vi phạm hành chính của con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Những chiếc xe, trong trường hợp này, được coi là tang vật vi phạm hành chính.

Chế tài xử phạt lỗi vi phạm hành chính, về nguyên tắc là nhắm tới mục đích tác động tới nhận thức để thay đổi hành vi của người phạm lỗi, thường là bằng việc phạt tiền, hoặc lao động công ích. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giao thông, hầu hết các lỗi vi phạm hành chính đều áp dụng hình phạt bổ sung, là thu giữ bằng lái, và phương tiện mà người phạm lỗi sử dụng.

Và phương tiện mà người vi phạm sử dụng được coi là tang vật, như tang vật trong các vụ án. Điều này không ổn về mặt ngữ nghĩa. Bởi lỗi hành chính không thành án, và người vi phạm không bị áp vào các tội danh hình sự.

Vì thế, cái phương tiện mà họ sử dụng, vì thế cũng không thể được coi là tang vật gây án, không cần thiết với vai trò tang chứng, vật chứng. Vậy thì ý nghĩa thực sự của việc thu giữ phương tiện vì lỗi vi phạm hành chính là gì?

Nếu như việc thu giữ phương tiện như một hình phạt bổ sung là cần thiết để tăng khả năng nhận biết, ghi nhớ lỗi của người vi phạm, thì điều đó hoàn toàn có thể thay đổi bằng việc tăng mức phạt tiền.

Cũng có ý kiến từng cho rằng, việc giữ phương tiện, với giá trị cao, được coi là một sự đảm bảo để người vi phạm có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành hình phạt, cụ thể là nộp tiền phạt.

Tôi cho rằng suy nghĩ này không nên tồn tại, bởi lực lượng chấp pháp nhà nước không thể áp dụng lối hành xử kiểu giang hồ là cầm giữ tài sản của công dân để làm tin. Thay vào đó, cần có những công cụ chấp pháp văn minh, và nghiêm túc hơn.

Empty

Phương tiện giao thông là tài sản của người dân, không thể vì những lỗi hành chính của người điều khiển mà thu giữ như tang vật gây án, đặc biệt là sau khi thu giữ không có đủ điều kiện để bảo quản, gìn giữ.

Nhìn những bãi xe hàng ngàn chiếc nằm phơi mưa nắng, thỉnh thoảng lại trở thành nguồn gây hỏa hoạn, chúng ta cần thấy đây không phải chỉ là vấn đề về điều kiện, và khả năng trông giữ phương tiện của lực lượng chấp pháp mà còn là vấn đề pháp lý. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc tài sản của nhân dân bị hủy hoại một cách vô lối như vậy?

Đó không phải là lỗi của người dân, họ vi phạm hành chính thì họ phải nộp phạt theo quy định, nếu không thực hiện nghĩa vụ đó, họ có thể bị truy tố vì tội danh không chấp hành quy định của pháp luật. Không thể trừng phạt lỗi vi phạm hành chính của họ bằng cách hủy hoại tài sản.

Đó cũng không phải là lỗi của lực lượng thực thi công vụ. Bởi họ chỉ làm theo quy định đã được ban hành và có hiệu lực, dù không đủ khả năng để ngăn những hệ lụy từ việc đó.

Vì thế, lỗi nằm ở quy định pháp luật được thiết kế không hợp lý, không đảm bảo tính khả thi khi áp dụng, và gây hậu quả tổn hại tới tài sản của nhân dân, cũng như gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật.

Lỗi của quy định thì cần phải khắc phục bằng cách sửa chữa quy định. Đã đến lúc cần bỏ chế tài thu giữ phương tiện đối với lỗi vi phạm hành chính.

 

Ý kiến của bạn
Bắt giữ đối tượng 7 năm lẩn trốn vì tội 'giết người' tại bãi giữa sông Hồng

Bắt giữ đối tượng 7 năm lẩn trốn vì tội 'giết người' tại bãi giữa sông Hồng

Sau 7 năm lẩn trốn vì tội giết người, đối tượng Đỗ Duy Hằng (SN 1984, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã bị Thủy đoàn I (Cục CSGT) và Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ trên bè tại bãi giữa sông Hồng vào chiều 31/5. Đây là kẻ giết người đã bị Công an huyện Gia Lâm khởi tố từ năm 2017.

Cấm xe khách giường nằm vào nội đô và kiến nghị của doanh nghiệp

Cấm xe khách giường nằm vào nội đô và kiến nghị của doanh nghiệp

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan về đề xuất cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô 24/24h, qua đó có cơ sở báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện.

Hà Nội và giấc mơ dang dở về bãi đỗ xe

Hà Nội và giấc mơ dang dở về bãi đỗ xe

Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020.

Ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn từ các doanh nghiệp vận tải

Ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn từ các doanh nghiệp vận tải

Ngăn chặn các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn cần kết hợp nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bản thân những người tham gia giao thông.

Hà Nội: Điều chỉnh nút giao Lê Trọng Tấn và cầu Định Công từ ngày 3/6

Hà Nội: Điều chỉnh nút giao Lê Trọng Tấn và cầu Định Công từ ngày 3/6

Từ ngày 3/6, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giao thông tại 2 nút giao quan trọng là cầu Định Công (quận Hoàng Mai) và Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê (quận Hà Đông) nhằm giảm ùn tắc và tăng an toàn cho người tham gia giao thông.

Mù mờ thông tin đơn hàng “bom” - nguy cơ mất tiền mua bực bội

Mù mờ thông tin đơn hàng “bom” - nguy cơ mất tiền mua bực bội

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu kinh doanh đơn hàng “bom”. Đây là sản phẩm được người bán quảng cáo là gom ngẫu nhiên các đơn hàng bị hủy, hoàn lại do người mua không nhận.

Cấm xe giường nằm vào nội đô: Cần giải pháp đồng bộ và khả thi

Cấm xe giường nằm vào nội đô: Cần giải pháp đồng bộ và khả thi

TP.HCM đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh nâng thời gian cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 6h – 22h lên 24/24h, nhằm xử lý quyết liệt hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” bấy lâu nay. Đề xuất mới này sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh chở khách của doanh nghiệp?