Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Mai Ngọc: Thứ sáu 03/05/2024, 17:59 (GMT+7)

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Trong các bệnh nhi đang được điều trị tại Đồng Nai nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì, có ba ca nặng. Hiện các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang làm tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho các bé. 

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

Và bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: "Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang tiếp nhận chữa trị cho 12 bé bị ngộ độc liên quan đến vụ việc trên. Trong đó, có 5 ca bệnh nặng nhưng đang được các y, bác sĩ điều trị tích cực nên bệnh nhi có dấu hiệu khả quan hơn, diễn biến tốt hơn. Hai ca nặng thở máy tối qua thêm lọc máu, hiện huyết động tạm ổn. 

Nhận tin là chúng tôi huy động lực lượng chuẩn bị để tiếp nhận những trường hợp nặng vì bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, điều trị, thu dung những trường hợp bệnh dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng... nên trong trường hợp cấp cứu hàng loạt, chúng tôi không bị động.

Đây là những trường hợp khá nặng và diễn biến nhanh, chính vì vậy, việc tiếp nhận, nhận biết bệnh, thu dung, điều trị, theo dõi rất quan trọng để góp phần giảm thiểu tác hại.

Trao đổi với PV VOV Giao thông về tình trạng của các bệnh nhi nặng, đặc biệt là em bé nhập viện vào trưa 2/5 trong tình trạng sốt liên tục, co giật và đã ngưng tim; Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết thêm: "Khi vào Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh em bé đã được đã điều trị tốt, cấp cứu kịp thời nên có tim trở lại, sau đó bệnh viện tiến hành điều trị tích cực và nâng huyết áp, ổn định bệnh nhân và đưa về Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

Chúng tôi đã tiếp nhận em bé và phải dùng thở máy, kháng sinh phổ rộng, hai thuốc nâng huyết áp, trợ tim. Chúng tôi phải tiến hành lọc máu ngay cho em bé để cố gắng lấy được độc chất từ máu để giúp em bé trở lại bình thường. Hiện tình trạng mạch hiệu, huyết áp của em bé tương đối ổn định".

01-1655


Ngoài tiếp nhận những ca chuyển viện từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh thì một số gia đình tự đưa con đi khám. 

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đã lập thêm 1 đơn vị cấp cứu và điều trị ngộ độc với quy mô 70 giường bệnh để tập trung tiếp nhận và điều trị các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm từ ngày 02/5, do đó, không quá tải.

Trao đổi với PV, Bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai nhận định, dù số ca nghi ngộ độc đang tăng nhưng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định sau khi nhập viện: "Đa phần người lớn, các trường hợp nhẹ và hiện tương đối ổn định hơn nhưng đối với trẻ em, có em diễn biến nặng, một số em trong nguy cơ phải theo dõi sát.

Về dự phòng an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Đồng Nai cũng đã có biện pháp giám sát, kiểm tra, lấy mẫu, đánh giá tình hình các ca nhiễm và có chỉ đạo khắc phục sự cố.

Đối với các bệnh viện, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường tiếp nhận, chủ động điều trị để phân loại điều trị, tránh bỏ sót tổn thương và bỏ sót những ca nặng dẫn đến nguy cơ cao. 

Trao đổi thêm với PV VOV Giao thông về những kịch bản phản ứng, Bác sĩ Lê Quang Trung cho biết thêm: "Trong trường hợp xấu hơn nữa, nếu có những ca nặng xảy ra, chúng tôi sẽ có nhiều phương án, chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến tỉnh, hoặc cần thiết thì sẽ chuyển bệnh nhân lên TP.HCM và có thể nhờ chuyên gia TP.HCM xuống hỗ trợ".

Chia sẻ với PV VOV Giao thông, PGS.TS.BS. Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 đang trao đổi, hỗ trợ chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân nặng chuyển viện.

Và mới sáng hôm qua (2/5), bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường Tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm.

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.