"Quên" đóng phạt nguội, có bị “treo” đăng kiểm?
Thông tư 30/2024 của Bộ GTVT sửa đổi Thông tư 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đã có hiệu lực từ ngày 1/10/2024.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ, làm sao cho thật sự hiệu quả, thiết thực là điều đang được nhiều người quan tâm.
PV VOV Giao thông đối thoại với ông Trần Sỹ Pha, Trưởng Ban Công tác xã hội và Quản lý thảm họa, Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam về nội dung này.
PV: Thưa ông, thực tế, hoạt động cứu trợ đồng bào gặp lũ lụt trong những ngày qua còn gặp những khó khăn nào?
Ông Trần Sỹ Pha: Công tác cứu trợ đồng bào vùng lũ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và khó khăn nhất là công tác điều phối. Hàng hóa rất nhiều, nhiều loại hàng hóa khó bảo quản và ở các địa phương không có kho để bảo quản các hàng hóa đó, việc vận chuyển hàng hóa đến tay người dân vùng thiên tai gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay trên cùng một địa phương thì nhu cầu của các vùng là khác nhau nên việc đưa ra các nhu cầu cấp thiết của các đối tượng khác nhau nên việc triển khai hoạt động cứu trợ của chúng ta chưa được kịp thời và đồng bộ.
PV: Vậy vậy ở thời điểm này, người dân bị ảnh hưởng thiên tai đang thực sự cần gì, thưa ông?
Ông Trần Sỹ Pha: Hàng ngày, chúng tôi đều cập nhật thường xuyên về thiệt hại và nhu cầu từ các địa phương. Tại thời điểm này, nước đang rút dần, một số cộng đồng đã có thể tiếp cận dịch vụ nên nhu cầu ở thời điểm này là thực phẩm khô và thiết yếu như cơm cháy, xúc xích, sữa nước, bánh gạo; đồ dùng thiết yếu như đèn pin, áo mưa, ủng đi nước và các vật dụng vệ sinh cá nhân: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà bông, dầu gội đầu, dao cạo râu, dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Đấy là ở những thứ cần ở thời điểm này và trong vài ngày tới thì nhu cầu cần thiết là các dụng cụ để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa khi nước rút ra. Đặc biệt là chúng tôi đang mong đợi, kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm là các dung dịch để tẩy rửa, làm sạch môi trường.
PV: Để hoạt động cứu trợ an toàn, hiệu quả, theo ông, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì khi đi hỗ trợ đồng bào vùng lũ?
Ông Trần Sỹ Pha: Khi tổ chức hoạt động cứu trợ cần tính kế hoạch cao, cần sự thống nhất của chính quyền và người dân nơi cứu trợ. Cần sự kết nối với chính quyền cơ sở. Nên thông qua các tổ chức như Hội chữ thập đỏ…
Nhu cầu cứu trợ không chỉ trong giai đoạn khẩn cấp mà còn trong giai đoạn phục hồi…
PV: Xin được cảm ơn ông!
Thông tư 30/2024 của Bộ GTVT sửa đổi Thông tư 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đã có hiệu lực từ ngày 1/10/2024.
Dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2012, được khởi công từ năm 2016, dự kiến hoàn thành sau 3 năm; nhưng gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên việc thi công bị đình trệ.
Cái quệt nhẹ... và mọi thứ chợt đảo lộn trong tích tắc. Chiếc xe này không chỉ chở hàng, mà còn chở theo cả mạng của người bên cạnh. Đừng chở theo thần chết ngay trên chính đồng hàng quá khổ sau lưng của mình!
Mười mấy năm ròng sống trong 4 bức tường bong tróc, lở loét, thấm dột. Đây là tình trạng chung của rất nhiều hộ dân sống tại khu tái định cư Nam Trung Yên
Giá điện vừa được điều chỉnh tăng lên hơn 2.100 đồng/kWh. Theo đó, sẽ có hàng chục triệu khách hàng bị tác động và nhóm đơn vị sản xuất sẽ phải trả thêm khoản tiền nhiều nhất khi giá điện tăng.
Ai là người đầu tiên nghĩ ra việc dùng cốm để làm quà cưới? Không nhớ rõ. Chỉ biết là từ lâu, phố Hàng Than đã được gọi là “phố cưới hỏi”. Chẳng những vậy, không chỉ vào mùa thu, phố thơm mùi cốm quanh năm.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Liệu có dẹp được bãi xe lậu trên phố Quán Sứ ?”. Sau khi bài viết phát sóng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân, đặc biệt là các tài xế và người đi bộ đã từng là “nạn nhân” của tình trạng này.