Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Bẫy lừa đảo và vai trò dẫn đường của ban, ngành các cấp

Minh Hiếu: Chủ nhật 26/03/2023, 10:14 (GMT+7)

Dù xã hội có phát triển đến đâu thì tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn luôn tồn tại, với phương thức, thủ đoạn thay đổi không ngừng. Trong khi cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc truy bắt, xử lý các đối tượng, đa số người dân dường như chỉ biết cách bảo vệ bản thân bằng kinh nghiệm.

Do vậy, để người dân không đơn độc trước “ma trận” lừa đảo, để những cạm bẫy không còn bủa vây cộng đồng thì trách nhiệm của tất cả ban, ngành chức năng cần được nâng cao với nhiều giải pháp đồng bộ.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi cuộc sống con người, nhưng mạng viễn thông, Internet với tính ẩn danh cao, đã bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng phổ biến.

Chúng đánh vào lòng tham, sự cả tin của nạn nhân như trúng thưởng, việc nhẹ lương cao, mạo danh người thân, cơ quan nhà nước,… hay đánh vào nỗi sợ: sợ bị khóa tài khoản, sợ bị điều tra, sợ không được cấp cứu,…

Cạm bẫy giăng ra trong mọi lĩnh vực của đời sống như “vòi bạch tuộc”, “vòi” này bị chặt đứt thì “vòi” khác lại mọc ra.  

Đây là lúc cần sự hiện diện của các cơ quan quản lý với vai trò phá “bẫy” và dẫn đường. Đầu tiên, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, làm cơ sở để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.

Đặc biệt là các quy định về an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu người dùng, đi kèm chế tài đủ mạnh và biện pháp giám sát, phát hiện hiệu quả.

Trong đó, cần gắn trách nhiệm của các đơn vị nắm giữ thông tin, từ đó khắc phục tình trạng lộ lọt, mua bán thông tin cá nhân xảy ra phổ biến thời gian qua.

Có ràng buộc chặt chẽ trong những giao dịch có yếu tố kinh tế, tạo nên “hàng rào” đủ mạnh ngăn ngừa hành vi phạm tội và giúp cơ quan điều tra có thể nhanh chóng can thiệp khi cần.

Lợi dụng tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân và hiểu biết hạn chế, sự cả tin của một bộ phận người dân, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ''nở rộ'' với thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi (Ảnh minh họa: NLĐ)

Lợi dụng tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân và hiểu biết hạn chế, sự cả tin của một bộ phận người dân, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ''nở rộ'' với thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi (Ảnh minh họa: NLĐ)

Với cơ quan công an, cần nắm bắt những thủ đoạn mới và phổ biến rộng rãi đến người dân qua các phương tiện truyền thông; điều tra, xử lý nhanh chóng các vụ việc nổi cộm, công khai các kênh tiếp nhận phản ánh để tạo sự tin tưởng trong quần chúng nhân dân.

Việc tăng cường niềm tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước và tăng khả năng tiếp cận với các kênh giao dịch chính thống còn có ý nghĩa với tất cả ban ngành khác và mọi lĩnh vực, để người dân không còn nỗi sợ và không bị các đối tượng xấu lợi dụng.

Xa hơn là tiếp tục thực hiện các giải pháp an sinh xã hội, góp phần giảm thiểu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và các loại tội phạm nói chung.

Còn để trực tiếp ngăn ngừa tội phạm lừa đảo thì cần hạn chế công cụ gây án. Chúng thường sử dụng mạng xã hội, SIM “rác” để không lộ danh tính, tài khoản ngân hàng được mua bán để không xác định được người giao dịch.

Do vậy, các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần đẩy mạnh xử lý việc mua bán SIM kích hoạt sẵn vốn nhức nhối nhiều năm nay, phối hợp các doanh nghiệp xóa bỏ những tài khoản, hội nhóm giả mạo, lừa đảo. Tương tự là xử lý quyết liệt với tình trạng mua bán tài khoản ngân hàng, yêu cầu người dân không tiếp tay cho hành vi phạm tội.

Cùng với đó là tăng cường truyền thông đến mọi người dân về nhận diện tội phạm, nâng cao nhận thức về việc tự bảo vệ bản thân và hướng dẫn kỹ năng sử dụng mạng Internet, thiết bị công nghệ an toàn. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến nhóm người ở vùng nông thôn, người cao tuổi,… những người có hiểu biết hạn chế hơn về công nghệ thông tin.

Phương thức tuyên truyền cũng cần thay đổi linh hoạt, trong đó chú trọng vào mạng xã hội - một trong những kênh thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu mọi cơ quan, tổ chức có tinh thần trách nhiệm, chủ động có bài đăng trên tài khoản “tích xanh”, hoặc gửi tin nhắn đến từng người liên quan, thì sẽ chẳng có chuyện lừa đảo “con đi cấp cứu” lan rộng từ TP.HCM ra Hà Nội như vừa qua, khi ngành giáo dục chậm trễ trong việc yêu cầu các trường gửi khuyến cáo đến phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, ngành giáo dục cũng cần đưa chương trình đào tạo công dân “số” vào giảng dạy các cấp học, sớm hình thành kỹ năng cho học sinh, sinh viên; đồng thời thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật và chế tài xử phạt để răn đe, ngặn ngừa mầm mống tội phạm.

Cuối cùng, mọi nỗ lực của cơ quan quản lý cần sự đồng hành, phối hợp của người dân để phát huy hiệu quả cao nhất.

Mỗi người cần tự trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ, hoặc nhờ người thân bảo mật tài khoản, tránh bị đối tượng xấu chiếm đoạt; cảnh giác trước mọi yêu cầu chuyển tiền, cung cấp OTP và các loại thông tin cá nhân khác; không làm theo yêu cầu của những người chưa xác thực danh tính; kịp thời trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi phạm tội hoặc có biểu hiện nghi ngờ; và cùng lên tiếng, chia sẻ với cộng đồng, để cùng nhận diện và tránh xa mọi cạm bẫy lừa đảo.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.