Yêu cầu đặt ra khi vận hành tuyến vận tải thủy container đầu tiên ở miền Bắc

VOVGT - Cuối tháng 6 vừa qua, tuyến vận tải container đường thủy từ Việt Trì đi Hải Phòng đã chính thức được khai trương tại cảng Hải Linh (Việt Trì, Phú Thọ).

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Bốc xếp container xuống sà lan tại cảng Hải Linh (Việt Trì, Phú Thọ). Ảnh: Vnexpress

Công ty vận tải biển Vinalines Container thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là đơn vị đầu tiên xin cấp phép mở dịch vụ vận tải đường thủy bằng sà lan tại khu vực phía Bắc, tập trung tuyến Hải Phòng - Việt Trì. Với tần suất 2-3 chuyến/tuần, các sà lan sẽ vận chuyển hàng hóa container từ cảng Hải Linh (Việt Trì) về các cảng tại Hải Phòng. Sau đó, hàng hóa tiếp tục được đội tàu container vận chuyển đi các tỉnh ền Trung và ền Nam.

Phóng viên Kênh VOV Giao thông quốc gia đã phỏng vấn ông Trần Bá Khương, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải Á Đông, Hiệp hội Vận tải Thủy nội địa Bắc Ninh đã về triển vọng của tuyến vận tải mới này và các yêu cầu đặt ra.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

 

PV: Thưa ông, ông có đánh giá như thế nào khi tuyến vận tải container bằng đường thủy đầu tiên của ền Bắc (từ Việt Trì đến Hải Phòng) vừa chính thức đi vào hoạt động mới đây?

Ông Trần Bá Khương: Hiện nay, chủ trương của nhà nước và Bộ GTVT là đang hướng phát triển mạnh giao thông đường thủy để giảm tải cho giao thông đường bộ. Tôi đánh giá rất cao tiềm năng của tuyến vận tải container mới bằng đường thủy. Hiện tại, chúng tôi cũng như các doanh nghiệp vận tải thủy đã có rất nhiều phương tiện đăng kiểm có thể sẵn sàng phục vụ chạy hàng container dưới đường thủy.

PV: Theo ông, những vấn đề gì cần được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm khắc phục để thúc đẩy vận tải ccontainer bằng đường thủy nội địa phát triển hơn trong thời gian tới?

Ông Trần Bá Khương: Cái này sẽ phụ thuộc vào chính sách của bộ và nhà nước, phát triển thêm cảng bến có khả năng dỡ được container, để phát triển vận tải container bằng đường thủy. Rào cản lớn nhất hiện tại là cảng bến có phương tiện có thể xếp dỡ hàng container chưa nhiều.

Bởi vậy, đầu tiên chúng ta phải phát triển cảng bến, giúp các phương tiện thủy có thể vận chuyển hàng container cũng như mặt hàng khác. Ngoài ra, riêng hàng container thì tĩnh không của cầu cũng phụ thuộc rất nhiều bởi hàng này xếp cao hơn hàng khác.

Tôi hy vọng tới đây, Bộ và nhà nước khắc phục và hỗ trợ, cũng như quan tâm hơn đến vận tải thủy, để phát triển thêm mặt hàng container cũng như mặt hàng nói chung bằng vận tải đường thủy, để giảm tải cho đường bộ.

PV: Xin cảm ơn những ý kiến của ông với chương trình.

Việc chuyển container xuống đường thuỷ giảm áp lực cho hệ thống đường bộ. Ảnh: Tiền phong

Như vậy, theo các doanh nghiệp, việc cung cấp loại hình vận tải này nhằm dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đồng thời góp phần mở rộng thị trường hàng hóa tại khu vực phía Bắc đi các khu vực ền Trung, ền Nam và ngược lại. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp quan trọng, góp phần giảm tải cho việc vận chuyển hàng hóa container bằng đường bộ ở nước ta.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là phải nâng cao chất lượng phương tiện và người lái, đặc biệt là đảm bảo người điều khiển phương tiện thủy cỡ lớn phải được cấp chứng chỉ chuyên môn đúng quy định.

Lý giải vấn đề này, Thượng tá Phí Văn Tuyến, Phó Trưởng phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: "Việc thiếu bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn hiện nay trên đường thủy còn tương đối nhiều.

Như chúng tôi xử lý, hàng năm theo số liệu tổng hợp lại thì trong các lỗi vi phạm chúng tôi xử lý thì có đến 30-40% không có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn không phù hợp. Đây là thực trạng trên cả nước, do đó cũng cần đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ thuyền viên phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn để hành nghề".

 

Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đang gặp nhiều khó khăn bởi địa hình phức tạp, trong khi nhiều cầu ngang sông có tĩnh không thấp, chiều rộng khoang thông thuyền không bảo đảm theo quy chuẩn.

Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp để khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông thủy nội địa, đặc biệt là giảm thiểu bất lợi của tĩnh không cầu đối với tàu thuyền là vô cùng cần thiết hiện nay.

Trước yêu cầu này, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, cơ quan này đang phối hợp với trường ĐH Công nghệ GTVT thí điểm biện pháp cánh báo tĩnh không và khoang thông thuyền tại các cầu trọng điểm.

Ông Giang nhấn mạnh: "Chúng tôi đang triển khai lắp đặt hệ thống thí điểm cảnh báo bằng điện tử đối với các tĩnh không cầu. Cảnh báo này cho phép tĩnh không của cầu được thay đổi theo thời gian thực, nước lên xuống đến đâu thì kích thước tĩnh không sẽ được cập nhật luôn và cập nhật trước khoang thông thuyền của cầu khoảng 1 km.

Do đó sẽ giúp người dân và người điều khiển nhận biết được tĩnh không tức thời, có phương án điều khiển phương tiện thích hợp, hạn chế tối đa tai nạn".

 

Cũng theo lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các biện pháp trên đang trong giai đoạn thí điểm. Trong thời gian tới, nếu thấy công nghệ mới có độ ổn định cao, phù hợp giá thành, phát huy tác dụng thì cơ quan này sẽ kiến nghị Bộ GTVT lập đề án để triển khai rộng rãi tại các cầu trên phạm vi toàn quốc.