Xe buýt nhanh (BRT): Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

VOVGT – Một số quốc gia đang học tập cách tổ chức và vận hành hệ thống xe buýt nhanh (BRT) ở Thủ đô Seoul của Hàn Quốc…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Một số quốc gia đang học tập cách tổ chức và vận hành hệ thống xe buýt nhanh (BRT) ở Thủ đô Seoul của Hàn Quốc - Ảnh nh họa

Năm 2004, khi chưa triển khai buýt nhanh (BRT), tốc độ phương tiện tại Seoul khoảng 20km/h, thậm chí chỉ còn 17km/h ở các khu vực trung tâm. Hệ thống xe buýt bị chia nhỏ và do tư nhân điều hành dẫn đến nhiều tuyến bị chồng chéo, lòng vòng. Thiệt hại do tắc đường thời điểm đó lên tới 7 nghìn tỉ won/năm (tương đương hơn 131 nghìn tỷ đồng).

Xác định gỡ rối giao thông là điều kiện tiên quyết để tăng cường khả năng cạnh tranh, năm 2004, Seoul quyết định chọn xe buýt nhanh BRT để cải thiện tình hình.

Với cách làm mới, xe buýt nhanh giờ là sự kết hợp công-tư, mô hình quản lý độc nhất vô nhị trên thế giới. Cụ thể, chính quyền có quyền điều chỉnh tuyến, đảm bảo chất lượng và cải thiện dịch vụ. Một hội đồng tư vấn được thành lập với sự tham gia của cơ quan chức năng cùng các công ty tư nhân, chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ doanh thu chung dựa trên “chi phí hoạt động cơ sở cộng với lợi nhuận”. Lợi nhuận từ các tuyến hoạt động hiệu quả sẽ được bù đắp cho các tuyến lỗ.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách khác cũng được áp dụng như: tài xế được nhận lương cao hơn, giảm áp lực cạnh tranh; nên họ không còn vội vã để tăng số chuyến cho đủ chỉ tiêu, từ đó tránh được các sự cố giao thông đáng tiếc.

Hoạch định lại hơn 400 tuyến buýt và dùng màu đỏ, xanh, vàng, xanh lá cây để phân biệt các tuyến ngắn, tuyến tầm trung, dài. Cải thiện cơ cấu vé (cho phép chuyển xe ễn phí từ xe buýt này sang xe buýt khác). Dễ dàng chuyển từ xe buýt sang các phương tiện công cộng khác. Áp dụng hệ thống làn đường dành riêng cho xe buýt. Ưu tiên tín hiệu tạo điều kiện cho buýt nhanh quay đầu, giảm thời gian chờ đợi khi đi qua các ngã tư. Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán thông nh.

Chị Ruy Eun Jeong một hành khách thường xuyên đi xe buýt chia sẻ: “Trước đây, mỗi khi muốn đi đâu tôi thường sử dụng xe ô tô cá nhân. Tuy nhiên, thường xuyên bị chậm giờ vì kẹt xe và tắc đường. Kể từ khi chuyển sang di chuyển bằng xe buýt BRT, tôi thấy rất thoải mái và thuận tiện. Trên xe có điều hòa nhiệt độ và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, theo tôi, đi xe buýt cũng là một cách góp phần bảo vệ môi trường cho Seoul”.

Kể từ khi áp dụng, tình hình tắc nghẽn tại Seoul giảm đáng kể, tốc độ xe buýt trung bình tăng từ 33% đến 100% khi di chuyển trong các làn dành riêng. Tổng số vụ tai nạn, số người bị thương trên tất cả các tuyến đều giảm 30%.

Ngoài kế hoạch tổng thể, giới chức còn đưa ra chính sách sử dụng đất, nhằm sẵn sàng mở rộng khả năng vận tải nếu cần. Khuyến khích phát triển dân cư, khu thương mại gần các trạm xe buýt để điều tiết hướng phát triển vận tải công cộng.

Giáo sư, tiến sĩ Kwang Sik KIM, một chuyên gia Quy hoạch đô thị và Môi trường cho biết: “Gần đây, xe buýt nhanh đã được mở rộng từ Seoul tới 3 khu vực lân cận. Rõ ràng đây là một quá trình dài để cải thiện hệ thống giao thông cộng cộng, thậm chí ngay từ những năm 1960. Chính quyền thành phố luôn cố gắng phát triển một hệ thống xe buýt hiệu quả, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân”.

Theo ước tính mới nhất, hiện Seoul có 12 tuyến buýt nhanh với 157km đường dành riêng, phục vụ khoảng 400.000 khách mỗi ngày (tương đương trên 4,5 triệu lượt khách)

Còn tại Hà Nội, hiện mới chỉ có 1 tuyến buýt nhanh BRT với chiều dài 15km, hoạt động từ đầu năm 2017. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai hiệu quả của hệ thống này vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn khi cao điểm nhất chỉ phục vụ hơn 17 nghìn lượt khách mỗi ngày.

Rõ ràng, thành công của xe buýt nhanh (BRT) Seoul đáng để cho nhiều quốc gia học tập trong đó có Việt Nam.