Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Giao đồ ăn bằng robot để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực

Hoàng Anh: Thứ năm 28/03/2024, 15:03 (GMT+7)

Ngày 5/3, ứng dụng Uber Eats chính thức giao hàng bằng robot ở một số khu vực tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Động thái này theo sau quyết định sửa đổi luật giao thông của Chính phủ Nhật Bản vào năm ngoái, nhằm cho phép robot được giao hàng, để đối phó với tình trạng thiếu lao động ngày càng trở nên trầm trọng.

Ứng dụng Uber Eats chính thức giao hàng bằng robot ở một số khu vực tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AFP

Ứng dụng Uber Eats chính thức giao hàng bằng robot ở một số khu vực tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AFP

"Cẩn thận, robot!"- robot giao hàng tự lái màu xanh lá cây kêu vang khi nó lăn bánh trên phố đến một nhà hàng ở Tokyo để nhận bữa ăn được đặt trên ứng dụng Uber Eats.

Bắt đầu từ tháng 3 này, Uber Eats Nhật Bản bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng cho hai cửa hàng – Tonkatsu Aoki và Benihana Annex – ở khu vực Nihonbashi của Tokyo; và hy vọng sẽ triển khai ở nhiều khu vực hơn. Chúng đang được sử dụng để giao hàng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày trong tuần.

Để đối phó tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng, năm ngoái Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi luật giao thông, theo đó cho phép robot được giao hàng trên đường phố.

Robot giao hàng của Uber Eats có hình hộp,  sáu bánh có chiều dài 71 cm, rộng 46 cm và cao 60 cm; di chuyển với tốc độ tối đa 5,4 km/h, thấp hơn một chút so với tốc độ giới hạn 6 km/h đối với các phương tiện cỡ nhỏ điều khiển từ xa theo quy định của luật giao thông Nhật Bản.

Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp cho tới khi được giao đến khách hàng.

Robot có đèn nhấp nháy và luôn có kỹ sư giám sát để có thể can thiệp trong trường hợp xảy ra sự cố. Chúng cũng được tích hợp cảm biến để có thể tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng ở đèn giao thông.

Đặc biệt, Uber Eats cho biết các camera sẽ tự động che đi khuôn mặt của những người trong cảnh quay mà chúng ghi lại để bảo vệ quyền riêng tư.

Khi đơn hàng được đặt trên ứng dụng Uber Eats, robot sẽ đến cửa hàng để nhận hàng trước khi giao đến địa chỉ của khách hàng, sau đó khách hàng sẽ sử dụng chìa khóa trong ứng dụng để nhận đơn hàng.

Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp cho tới khi được giao đến khách hàng. Ảnh: AFP

Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp cho tới khi được giao đến khách hàng. Ảnh: AFP

Bà Akemi Hayakawa, 60 tuổi, chia sẻ cảm nhận khi nhìn thấy robot giao hàng hoạt động: “Nó thật dễ thương, thật bắt mắt. Tôi tưởng nó va vào chân người khác nhưng người ta nhường đường cho nó. Tôi rất là thích nó, rất đáng yêu”.

Uber Eats sử dụng robot do Cartken, một công ty chuyên về công nghệ như vậy cung cấp, sau đó được Mitsubishi Electric điều chỉnh để sử dụng tại Nhật Bản.

Giám đốc điều hành Uber Eats tại Nhật Bản - ông Alvin Oo cho biết giống như các dịch vụ giao hàng bằng robot mà công ty này đang triển khai tại Bắc Mỹ, ở giai đoạn ban đầu, dịch vụ robot giao hàng tại Tokyo cũng sẽ bị giới hạn về phạm vi hoạt động.

Thế nhưng, ông Alvin tự tin rằng một ngày nào đó nó có có thể đến các vùng nông thôn, nơi có nhiều cư dân là người già và khan hiếm tài xế.

Giám đốc điều hành thị trường của Uber Eats Japan cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp để nâng cấp khả năng tích hợp trong hệ thống tốt hơn. Ví dụ như việc đi vào tận bên trong các tòa nhà, đi đến tận tầng văn phòng, đến đúng căn hộ… Điều này có thể hữu ích ở những nơi như các tòa nhà cao tầng ở Tokyo”.

Ông Oo cho biết, các tài xế hiện tại “không cần phải lo lắng” vì “ngay cả trong 5 - 10 năm nữa, sẽ luôn có việc làm cho các đối tác giao hàng là con người trên nền tảng” của hãng này.

Các chuyên gia cho rằng dịch vụ giao hàng bằng robot tự động sẽ trở nên cần thiết hơn trong trung và dài hạn, nhằm tăng cường các lựa chọn về phương thức giao hàng trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu lao động.

Ảnh: AFP

Ảnh: AFP

Một số người dân Tokyo chia sẻ:

“Tôi thấy dịch vụ giao hàng bằng robot thế này có vẻ an toàn hơn vì không có ai động vào thức ăn của tôi. Không có rủi ro là ai đó bỏ thứ gì đó không tốt vào đồ ăn”. 

"Nhật Bản có dân số già, suy giảm và thiếu lao động nghiêm trọng. Vì vậy việc thử nghiệm này có thể giải quyết được vấn đề. Tôi cảm thấy giải pháp này hiệu quả không chỉ tại khu vực thành thị mà còn đối với khu vực ít dân cư".

Theo Shoji Tanaka, Tổng giám đốc Bộ phận Phát triển Điện tại Trung tâm Phát triển Ứng dụng Tiên tiến của Mitsubishi, việc vận chuyển bằng robot được coi là biện pháp hiệu quả với cuộc khủng hoảng logistics trong tương lai.

Đại diện Mitsubishi Electrics cho biết công ty đang tìm cách đổi mới hơn nữa để cho phép robot tự động có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.

Còn tại Việt Nam, Alpha Asimov Robotics là đơn vị đầu tiên triển khai Robot giao hàng không người lái tại Việt Nam. Theo giới thiệu, robot có tải trọng 50kg, di chuyển với tốc độ tương đương xe đạp, ở mức 15 – 25 km/h. Giống như một chiếc ô tô tự lái, robot này cũng được trang bị các camera, bộ cảm biến, công nghệ GPS. Nhờ ứng dụng công nghệ nhận biết chuyển động, robot có thể tự động điều chỉnh tốc độ và tránh va chạm.

Cũng như các dịch vụ giao hàng khác, sau khi người dùng đặt hàng và yêu cầu vận chuyển, nhà cung cấp sẽ tiến hành giao hàng dựa trên vị trí khách hàng. Theo chỉ dẫn, robot giao hàng sẽ tự động tìm đường đến giao sản phẩm đến cho khách hàng.

Hiện robot có khả năng 95% tự hành với đa số tình huống tự xử lý, còn 5% giao cho con người ở phòng thí nghiệm xử lý. Cuối năm 2023 vừa qua, Alpha Asimov đã tiến hành chạy thử nghiệm tại một số khu đô thị tại Hà Nội như Ecopark, VinUni, Phenikaa.

Robot giao hàng được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò của con người, mang lại giải pháp phù hợp với chi phí hiệu quả hơn.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.