Vì sao miễn phí giao thông công cộng mà lượng xe cá nhân vẫn tăng?

3 năm sau khi Luxembourg tuyên bố miễn phí tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong nỗ lực giải tỏa ùn tắc và giảm ô nhiễm, ô tô vẫn là nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn ở quốc gia này. Điều gì khiến người dân của quốc gia này lại có tình yêu mãnh liệt với xe cá nhân như vậy?

Kể từ ngày 1/3/2020, Luxembourg tuyên bố ễn phí tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong nỗ lực giải tỏa ùn tắc và giảm ô nhiễm. Ảnh: AFP

Nếu giao thông thuận lợi, chỉ mất một giờ lái xe từ Weiswampach ở cực bắc của Luxembourg gần biên giới Đức và Bỉ đến Dudelange ở phía nam, bên cạnh nước Pháp.

Vì vậy, đất nước giàu có chỉ với 650.000 dân này đã trở thành địa điểm hoàn hảo cho một thử nghiệm táo bạo - ễn phí phương tiện giao thông công cộng trên xe lửa, xe điện và xe buýt trên toàn quốc, ngoại trừ toa thượng hạng, kể từ ngày 1/3/2020. Cả du khách khi đến với Luxembourg cũng sẽ được ễn phí.

Phó Thủ tướng Francois Bausch cho biết: “Đó là một chi phí đáng kể, nhưng nó được bù đắp bởi tiền thuế của người dân. Việc này thật ra khá công bằng, khi những người trả thuế thấp dường như không phải trả hoặc trả rất ít cho chương trình này. Còn những người có thuế cao hơn thì mức trả cũng cao hơn một chút."

Luxembourg cũng như các nước thuộc Liên nh châu Âu, đang cố gắng chuyển mình thành một nền kinh tế trung hòa carbon bằng cách áp dụng các công nghệ xanh trong vận tải, năng lượng, nhà máy và trang trại.

Chính phủ của Thủ tướng Xavier Bettel tự hào đã đầu tư 800 triệu euro mỗi năm (872 triệu USD) vào giao thông công cộng.

Đất nước này có mạng lưới xe điện được tài trợ lớn nhất châu Âu trên đầu người, với chi phí 500 euro mỗi người mỗi năm.

Nhà ga trung tâm đang được cải tạo toàn diện, một đường sắt leo núi cực kỳ hiện đại nối thị trấn phía trên với bờ sông, và các làn đường đã được dành riêng cho xe buýt và xe điện.

Tuy nhiên, trên hết và duy nhất ở Châu Âu: Mạng lưới này hoàn toàn ễn phí.

Edgar Bisenius, chủ sở hữu của một doanh nghiệp về dịch vụ tài chính, cho biết đây là yếu tố được cân nhắc hàng đầu khi lựa chọn giữa ô tô và xe buýt. “Vì là ễn phí nên chúng tôi đưa ra quyết định nhanh chóng lựa chọn giữa phương tiện công cộng hay phương tiện cá nhân. Cái nào có lợi và thiết thực hơn thì chúng tôi chọn”.

Giáo viên người Pháp Ben Dratwicki đi vòng quanh thủ đô bằng xe đạp vì công việc cá nhân, nhưng đi tàu điện ngầm và xe lửa để đến trường cách thành phố 20 km về phía bắc để dạy học.

Ông lập luận: “Đây là một sáng kiến hay. Giao thông vận tải là quyền cơ bản của người dân. Nếu bạn có quyền làm việc thì bạn cũng có quyền đi làm mà không phải trả quá nhiều chi phí”.

Nhưng Dratwicki dường như chỉ là thiểu số trên khắp đất nước, nơi mà tình trạng đông đúc của ô tô cá nhân vẫn làm tắc nghẽn các trục đường chính trong giờ cao điểm.

Ảnh: AFP

Luxembourg, mặc dù thiếu đường cao tốc đường dài, nhưng lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ sở hữu xe hơi cao nhất ở châu Âu, chỉ đứng sau Ba Lan với tỷ lệ 681 xe/1.000 cư dân.

Phó Thủ tướng Francois Bausch, hài hước cho biết: “Tôi thường nói rằng người Đức chế tạo ô tô và người Luxembourg thì mua chúng”.

Vì vậy, ba năm sau quyết định ễn phí giao thông công cộng, không có dấu hiệu nào cho thấy người dân Luxembourg từ bỏ ô tô.Theo chuyên gia giao thông Merlin Gillard, thuộc viện nghiên cứu LISER, văn hóa xe hơi đang thực sự chiếm ưu thế và vẫn còn khá khó khăn để thu hút những người lái xe sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Một phần nguyên nhân có thể là do 220.000 công nhân xuyên biên giới, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Luxembourg, những người hàng ngày từ các nước láng giềng đến làm việc tại quốc gia này để được hưởng mức lương cao hơn... mặc dù thời gian đi lại lâu hơn.

Các chuyến tàu và xe buýt tại Pháp, Bỉ hoặc Đức không được ễn phí cho đến khi họ đến Luxembourg, những người lao động này không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà hoặc giá bất động sản ở Luxembourg nên nhiều người hàng ngày vẫn phải tự lái xe ô tô đi làm.

Bên cạnh những người lao động xuyên biên giới mang theo hàng chục nghìn phương tiện mỗi ngày khi đến làm việc ở Luxembourg, những người lái xe đường dài cũng thường đi qua đây để đổ đầy bình xăng của họ bởi đây là quốc gia có thuế nhiên liệu thấp.

Phó Thủ tướng Francois Bausch đặt mục tiêu tài trợ cho các bãi đậu xe ở phía biên giới Pháp và hứa rằng từ năm 2027 hoặc 2028 sẽ có một chuyến tàu từ thị trấn Thionville của Pháp đến Luxembourg cứ sau mỗi 7 phút.

Tuy nhiên, các chuyên gia như Gillard tỏ ra hoài nghi, cho rằng vấn đề nằm trong cấu trúc cơ bản của nền kinh tế Luxembourg.

Bên cạnh đó, hiện mức lương của người dân Luxembourg cao với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, hơn cả Monaco và Liechtenstein, nên nhiều người thường lựa chọn đi xe riêng.

Các thống kê cho thấy những người hưởng ứng nhiệt tình với chương trình ễn phí này thường là những người có xu hướng đi bộ hoặc đi xe đạp.

Còn tại Việt Nam, câu chuyện làm sao để người dân từ bỏ xe cá nhân, chuyển sang sử dụng giao thông công cộng vẫn là bài toán hóc búa chưa có lời giải. 

Trên thực tế, hiện tại Hà Nội, hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố (bao gồm xe buýt, đường sắt đô thị) mới đáp ứng được khoảng 18% nhu cầu đi lại của người dân. Còn tại TP.HCM, con số này còn ít hơn khi xe buýt mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân

Nguyên nhân khiến xe buýt chưa đủ sức hấp dẫn được cho là bởi sự chưa hợp lý của mạng lưới, chất lượng phục vụ đến công tác vận hành dẫn tới không bảo đảm thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, vấn đề hạ tầng giao thông còn khiến việc tiếp cận xe buýt khó khăn, khiến xe cá nhân vẫn là ưu tiên hàng đầu của người dân.

Để thu hút được hành khách với giao thông công cộng, các chuyên gia cũng cho rằng, ngoài việc các đơn vị vận hành đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần tuyên truyền để xã hội đánh giá đúng vai trò của GTCC từ đó giành sự ưu tiên trong tổ chức giao thông, giúp việc vận hành thuận lợi, thông suốt.