Văn hóa xe buýt: Xây dựng từ ý thức của người tham gia giao thông

VOVGT – Xây dựng văn hóa xe buýt chính là cách để chúng ta có được sự thoải mái và tiện lợi hơn cho chính mình và cho người khác…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Nhiều người chưa có văn hóa xếp hàng khi lên xe buýt - Ảnh nh họa

Không thể phủ nhận rằng sau thời gian tuyên truyền xây dựng văn hoá ứng xử, đến nay hình ảnh những chuyến xe buýt văn nh, lịch sự và những nụ cười thân thiện của nhân viên không còn là chuyện hiếm hoi khó gặp. Tuy nhiên, để hình thành nên cái gọi là văn hoá xe buýt, chúng ta không chỉ dừng lại ở đội ngũ lái xe và tiếp viên, mà cả ý thức của những hành khách tham gia loại hình giao thông công cộng này cũng cần được nâng cao.

Nếu phần lớn đối tượng sinh viên, công chức lao động... chọn loại hình xe buýt làm phương tiện đi lại thì liệu rằng với những người được đánh giá là có tầm kiến thức cao, văn hoá, hiểu biết trong xã hội đã thực sự có ý thức văn hoá và thực hiện đúng hay chưa.

Dưới đây sẽ là những ý kiến chia sẻ từ chính người trong cuộc mà chương trình đã ghi nhận được: “Bản thân mình đi xe buýt thì rất là khó chịu vì cảm giác người tham gia xe buýt có nhiều người không được ý thức hay mang đồ ăn thức uống lên xe làmbẩn xe”. Một người khác cho biết: “Hành khách bây giờ đa số là lịch sự nhưng bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp đứng chen lấn, thậm chí còn ăn uống trên xe gây mùi hôi, một số trường hợp nói chuyện di động rất lớn tiếng”.

Nghe các ý kiến tại đây:

 

Vừa rồi là những phản ánh của người dân về vấn đề kém ý thức văn hoá giao thông khi được chúng tôi đặt câu hỏi “Đánh giá thế nào về văn hoá trên xe buýt hiện nay?”. Qua đó ta thấy vẫn còn nhiều những bức xúc về hành vi không được đẹp của một số hành khách như không nhường ghế, chen lấn xô đẩy mỗi lần trạm dừng đón và thả khách, một số người đứng chắn ngay cửa mặc dù còn rất nhiều vị trí trống. Do ai cũng muốn tranh thủ thời gian và tiện lợi cho mình nên giành nhau vị trí gần cửa, đứng dồn lại một chỗ vừa gây khó khăn cho hành khách khác khi đi lại, lên xuống xe, vừa rất nguy hiểm mỗi khi xe thắng gấp khó tránh việc họ giẫm đạp lên nhau rồi dẫn đến mâu thuẩn cãi vả, hành xử không đẹp mắt.

Bên cạnh đó, nhiều vị khách nói chuyện trao đổi ồn ào hay nghe điện thoại lớn tiếng như đang ở nhà khiến người xung quanh cảm thấy bực mình và phiền phức. Thậm chí không ít trường hợp mang đồ ăn, thức uống làm dơ bẩn, gây mùi hôi khó chịu trên xe, đã vậy vô tư vứt rác trên xuống sàn, xuống lòng đường khi xe đang chạy bất chấp nội quy đã có từ lậu.

Dù tất cả đều được tiếp viên xe buýt trực tiếp nhắc nhở nhưng họ chẳng mấy quan tâm lời khuyến cáo và cố tình sai quy định hoặc có thái độ hằn học, khó chịu với tiếp viên hay bất kì hành khách nào khác nói đến dù bản thân làm sai. Điều đáng buồn hơn là trong đó có không ít bạn trẻ.

Về vấn đề này Tiến sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương – Khoa giáo dục học trường đại học Sư Phạm TPHCM có những lời chia sẻ, góp ý chung đến hành khách đi xe: “Nếu có những hành khách vi phạm thì thứ nhất khi được nhắc nhở của nhân viên hoặc người bên cạnh phải tiếp thu chứ không có cãi lại hoặc nghĩ mình là người quan trọng nhất, nói chung là nên vui vẻ, không có tự ái vì người ta nhắc tốt cho mình thì mình phải nghe, thậm chí còn cảm ơn họ vì nhờ họ mà hành vi của mình lịch sử văn hóa hơn và tạo cái lịch sự chung…”

Tiến sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương nói:

 

Mặc dù ai cũng biết rõ những quy định trên xe nhưng sự tồn tại một số hành vi đơn lẻ của cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người, đồng thời mất đi nét đẹp ứng xử văn hoá nơi công cộng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân người dân chưa mặn mà với loại hình xe buýt.

Nhằm nâng cao ý thức của hành khách và góp phần đưa xe buýt thành phương tiện công cộng phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trong tương lai, Tiến sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương tiếp tục cho biết: “Có mấy hướng để nâng cao ý thức của hành khách là phát huy những gì mình đã làm được, ví dụ trên xe có những bảng quy định hoặc là những hình người bỏ rác hay người giữ trật tự để cho người ta nhìn. Thứ hai là phát huy vai trò của người soát vé và hướng dẫn khách hoặc là nhắc nhở khách cũng rất là tốt. Thứ ba những cơ quan ban ngành nào có trách nhiệm quản lý xe buýt thì nên có những đoạn âm thanh phát ra khoảng 5-10 phút một lần một, mỗi lần khoảng nửa phút thôi, vài cái nhắc nhở ngắn gọn mà hành khách thường vi phạm. Thứ tư, mạnh hơn, những hành khách nào vi phạm mà đã được nhắc nhở rồi thì chắc là phải từ chối mời họ xuống”.

Tiến sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương tiếp tục cho biết:

 

Ảnh nh họa

Về phía đơn vị quản lý, Ông Trần Chí Trung – Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết, trung tâm đang và sẽ triển khai rất nhiều chương trình nội dung liên quan đến việc hướng dẫn, nâng cao ý thức văn hoá xe buýt cho hành khách thời gian tới.

Nhưng theo ông Trần Chí Trung, quan trọng vẫn là sự tự giác hợp tác, chấp hành nội quy, quy định của chính người tham gia giao thông vận tải hành khách công cộng: “Về văn hóa ứng xử thì cần sự hợp tác của hành khách. Một là, hành khách đi lại bằng phương tiện hành khách công cộng quyền và trách nhiệm của mình ứng xử văn nh lịch sự, thứ hai nữa là phải tuân thủ quy định, rồi tăng cường quy định liên quan tới việc hành khách tham gia đón xe đứng ở nhà chờ, trạm dừng”.

Ông Trần Chí Trung nói:

 

Có thể nói, những tiện ích của xe buýt đem lại ngày càng rõ, thế nhưng, một số người đã cư xử thiếu văn hóa khiến không ít người áy ngại khi chọn xe buýt bằng phương tiện đi lại chính. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cần tự giác nâng cao ý thức nhằm phát huy vai trò lợi thế của một phương tiện giao thông công cộng và gìn giữ nét văn hóa ứng xử lịch sự rất riêng của người Việt.

Văn hoá giao thông nói chung và văn hoá xe buýt nói riêng là một điều quan trọng mà chúng ta nên biết và thực hiện cho đúng. Tuy chỉ là những hành đổng nhỏ nhoi, đơn giản và tinh tế như xếp hàng, nhường ghế, giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, giữ vệ sinh chung, trật tự nơi công cộng… nhưng qua đó sẽ thể hiện bạn là một con người hiểu biết, lịch sự, văn hoá trong mắt người khác. Dẫu biết rằng, thực tế hành khách đi xe buýt thuộc nhiều tầng lớp, độ tuổi, trình độ nên đôi khi khó tránh khỏi những hành vi ứng xử thiếu tế nhị. Chưa kể, tâm lý, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi khiến họ dễ cao gắt với những điều nhỏ nhặt xung quanh.

Trong khi đó quan điểm của một số người lại cho rằng, họ bỏ tiền ra, đã là khách hàng thì được quyền tự do trên xe buýt, còn lái xe, tiếp viên, mọi người phải tôn trọng họ. Xem xe buýt đơn giản là nơi công cộng, của chung nên họ không cần phải gìn giữ, bảo quản hay bận tâm đến nhiều người, chỉ làm theo những gì mình thích mà không sợ hư hao, khiển trách, chịu trách nhiệm. Song, họ không biết rằng hành động đó không chỉ gây khó chịu đến người xung quanh mà bản thân sẽ là người bị ảnh hưởng trước tiên. Bởi nếu đã tôn trọng người khác thì làm sao người khác tôn trọng lại mình.

Lúc đó, ta đã tự đánh mất nhân cách, phẩm hạnh của chính mình. Và thường một người thiếu nhân cách, thiếu văn hoá thường bị thiệt thòi vì khi gặp sự cố hay tranh chấp sẽ không ai bảo vệ hay đứng về phía người đã có những hành vi khiến họ bực mình và bức xúc.

Mặt khác, thực trạng trên còn bắt nguồn từ những yếu tố khách quan như hạn chế về cơ sở hạ tầng, thái độ phục vụ của nhân viên, tài xế bỏ bến tác động vào nhận thức của hành khách. Nhưng nguyên nhân sâu sa, văn hóa chính là được xây dựng từ ý thức của mỗi cá nhân, chứ không phải riêng bộ phận nào, đều cần sự chung sức của tất cả mọi người. Vì thế, chúng ta là những người tham gia trên xe buýt cần ý thức và có những thái độ đúng đắn với bản thân, sau đó là tới xã hội thì mới tác động tốt đến số đông trong xã hội, cũng như được họ quý trọng và bảo vệ cho chúng ta trong tình huống bất lợi. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta sẽ cảm thấy thật vui nếu làm được những việc có ý nghĩa.

Bên cạnh đó để người người nâng cao ý thức, cũng cần có sự hỗ trợ của lực lượng ban ngành liên quan những giải pháp khắc phục, khuyến cao kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm. Có như vậy thì mới có thể hình thành được một nền văn hóa xe buýt thực sự văn nh. Bởi việc xây dựng văn hóa xe buýt chính là cách để chúng ta có được sự thoải mái và tiện lợi hơn cho chính mình và cho người khác.

Xe buýt đang từng bước đổi mới về mọi mặt, chúng ta đừng để những hành vi kém ý thức văn hoá làm đánh mất những nỗi lực xây dựng thời gian qua. Văn hóa là nét đẹp cần thiết ở bất cứ đâu, nhất là những nơi công cộng. Ai cũng biết điều ấy nhưng để biến nó thành hiện thực thì cần có sự đóng góp của mỗi người đi xe buýt.