Triển khai lắp thẻ thu phí tự động cho 2,8 triệu ô tô như thế nào?

VOVGT-Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2018, toàn bộ QL1A và đường HCM sẽ phải hoàn thành việc lắp đặt và sử dụng công nghệ thu phí không dừng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Các trạm thu phí luôn là điểm đen về ùn tắc

Có mặt tại buổi dán thẻ thu phí không dừng (gọi tắt là E-tag) được triển khai tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Thạc, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Nam Định cho biết, ông thường xuyên lưu thông trên các tuyến đường có trạm BOT. Việc phải dừng lại lấy thẻ, trả phí ở mức độ nào đó vẫn làm mất thời gian của lái xe, của doanh nghiệp.

Do vậy, việc dán tem cho các phương tiện đang hoạt động trên các quốc lộ có trạm thu phí không dừng rất thuận tiện, đảm bảo việc đi lại rất thuận lợi, tiết kiệm. Ông Thạc cho biết:

 

"Nếu như không có việc thu phí không dừng thì mỗi trạm tôi mất 5 phút, 10 phút nếu ùn tắc để trả phí cho trạm. Nay có việc này thì chúng tôi thấy thu phí rất nhanh, thuận tiện cho các phương tiện của chúng tôi."

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thẻ thu phí không dừng lắp trên từng phương tiện đã được tích hợp mã định danh theo chuẩn quốc tế. Đồng thời, trạm BOT phải lắp camera có ảnh chụp lại xe qua trạm để xác nhận đối chiếu về sau trong trường hợp có biển số giả.

>>>Không giãn tiến độ thu phí không dừng

Hệ thống này sẽ xác định được phương tiện đi qua các trạm thu giá và tự động trừ tiền đúng với mức giá theo quy định của trạm mà không cần phải dừng lại, giúp giảm thời gian phương tiện phải dừng lại trạm để thanh toán phí. Bên cạnh đó, hệ thống thu phí tự động cũng nhằm xoá bỏ việc lái xe phải dừng lại trả tiền mặt khi đi qua các trạm thu giá như cách thu phí thủ công.

Theo ông Toàn, đến thời điểm này, đã có khoảng 500.000 phương tiện đã dán thẻ E-tag. Từ nay đến cuối năm 2018 sẽ tiến hành dán thẻ đối với 2,3 triệu phương tiện còn lại. Ông Tô Nam Toàn cho biết:

 

"Đây là sự tiện dụng, tiện ích cho chủ phương tiện và dán thẻ là ễn phí, giống như mở thẻ tín dụng, trong nước thì không dùng, nhưng đi nước ngoài là phải dùng ngay và thẻ thu phí này cũng vậy, nếu chỉ đi trong thành phố thì không dùng, nhưng ra Quốc lộ và qua các trạm thu phí là phải dùng."

Thu phí tự động không dừng tại trạm thu phí BOT QL1 đoạn qua Quảng Bình.

Nói về tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu khi khoogn có chế tài bắt buộc chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp dán thẻ E-tag, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, theo lộ trình, chậm nhất đến hết năm 2018 tất cả các trạm BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh phải thực hiện thu phí không dừng.

Đối với trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ được xây dựng sau ngày 1/1/2019, nhà đầu tư phải thực hiện bàn giao toàn bộ việc quản lý, vận hành trạm thu giá ngay sau khi được nghiệm thu, đưa vào sử dụng cho nhà cung cấp dịch vụ giá... Như vậy, đến hết năm 2018, các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đều phải thực hiện thu phí qua công nghệ thu phí tự động không dừng.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng cũng giúp quản lý các trạm BOT một các công khai, nh bạch. Do vậy, để góp phần giúp nh bạch hóa thu chi tại các trạm BOT, người dân, chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện cần chung sức với Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để hoàn thành việc lắp đặt thẻ thu phí không dừng cho phương tiện vì đây là điều kiện cần thiết nhằm hoàn thành mục tiêu dán thẻ thu phí không dừng cho 2,8 triệu xe trên toàn quốc. Ông Huyện nói:

 

"Để giúp cơ quan nhà nước quản lý công khai và nh bạch thì người dân và doanh nghiệp trước mắt phải ủng hộ chính sách, tức là trong năm 2018 phải dán thẻ hết thì đây mới là điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước dùng công nghệ để quản lý tiền của người dân cũng như của các dự án. Chính vì thế trong đợt này Tổng cục cũng như các Sở ban ngành tích cực tuyên truyền để dán thẻ cho các phương tiện."

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, trước mắt đơn vị này sẽ phối hợp với các Sở GTVT, đơn vị cung cấp công nghệ thu phí không dừng đẩy mạnh tuyên truyền để các chủ phương tiện thực hiện. Hiện Bộ GTVT cũng đang soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật để đến một thời điểm nào đó sẽ bắt buộc các chủ phương tiện khi đăng ký và lưu hành xe phải có tài khoản, có thẻ thì mới được lưu hành, góp phần cùng cơ quan chức năng quản lý một các nh bạch tại các dự án BOT.

>>> Thu phí không dừng: Lời giải cho bài toán hiện đại hóa giao thông đường bộ