Thu phí vỉa hè, lòng đường: Cần hài hòa lợi ích

Đề án thu phí tạm thời lòng đường, vỉa hè không mới nhưng lại là yêu cầu cần thiết.

Trong bối cảnh tình trạng vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương thường xuyên bị lấn chiếm dụng công khai, biến thành nơi đỗ xe, bày biện hàng hóa, tập kết vật liệu vô tội vạ, chỉ vì sự thuận tiện cho cá nhân hoặc để thu lợi nhuận cho một nhóm người nhất định. 

Vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM vẫn bị lấn chiếm, chiếm dụng rất nhiều trong thời gian qua. Ảnh: PLO

Đáng nói là vấn nạn này cứ lặp đi lặp lại, dù lực lượng chức năng ra quân nhiều lần. Thực tế một số tuyến đường tại TP.HCM đã xảy ra tình trạng một nhóm ngưới lạ tự ý thu phí đỗ xe người dân hoặc tự thành lập cả bãi đỗ xe để thu lợi bất chính. Và tất nhiên số tiền thu được không được nộp vào ngân sách nhà nước gây thất thoát lớn cho nguồn ngân sách thành phố, tạo bất bình trong xã hội và mất an ninh trật tự.

Việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè đang thí điểm ở Hà Nội, tuy còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều nhưng bước đầu cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực khi nhiều tuyến phố đã trở nên trật tự, sạch đẹp, không còn cảnh kinh doanh bát nháo, kê bàn ghế tràn làn khắp ngỏ. Không chỉ Hà Nội, TP.HCM trước đây cũng từng triển khai đề án thí điểm thu phí lòng đường, vỉa hè đề làm bãi đỗ xe theo thời gian và cũng nhận được phần lớn sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Song, do cách thu phí chưa được rõ ràng, nh bạch, không bảo quản được nguồn thu khiến đề án đi vào thất bại. Ngay lúc này, khi TP.HCM lại tiếp tục bàn về vấn đề thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy muộn nhưng lại rất cần, để giành lại không gian công cộng cho người đi bộ; đồng thời quản lý vỉa hè một cách có hiệu quả, vừa tạo thêm ngân sách cho nhà nước, vừa không bị xuống cấp, hư hỏng hạ tầng; đảm bảo được nhu cầu an sinh thiết yếu cho một bộ phận người dân.

Để đề án lần này đạt hiệu quả, công tác quản lý thu chi phải thực sự chặt chẽ từ mức thu, công tác thu, đơn vị thu, đối tượng thụ hưởng; cũng như việc phân bổ nguồn thu này một cách hợp lý, sử dụng vào mục đích rõ ràng, công khai, nh bạch để người dân nắm bắt. Nhất là có chế tài cụ thể để quy rõ, xử lý trách nhiệm nếu cá nhân, tổ chức gây thất thoát hoặc gây tư lợi, nhũng nhiễu nhân dân trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, việc thu phí này cũng tác động lớn đến đời sống của người dân, vì thế nhà nước cần tính toán kỹ để hài hòa lợi ích chung. Muốn được như vậy công tác tổ chức thực hiện phải liên tục, lâu dài và bài bản, có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tránh việc chỉ thí điểm một thời gian ngắn, qua loa, dẫn đến thất bại, Đồng thời kiên trì, không đánh trống bỏ dùi công tác xử phạt vi phạm trật tự đô thị, nhằm đảm bảo công bằng và thu hút các hộ kinh doanh tham gia đề án.

Giải pháp căn cơ là quy hoạch đô thị thời gian tới cần thiết phải trả lại không gian công cộng. Rõ ràng, mặt tồn tại của đô thị hiện hữu là hiện trạng nhà ống, nhà riêng lẻ xây dựng thiếu quy hoạch, thiếu quản lý vừa qua, khiến vấn nạn lấn chiếm vỉa hè lòng đường khó mà xử lý dứt điểm. Điều này đỏi hỏi quy hoạch sắp tới cần chú trọng xây nhà chung cư, nhà cao tầng có thiết kế đầy đủ bãi xe, không gian công cộng thiết yếu, có lối đi an toàn, sạch đẹp cho cư dân và cộng đồng.

“Kinh tế vỉa hè” là một phần thiết yếu và cũng là nét văn hóa đô thị. Quan trọng là người dân nhận thức đúng vai trò chức năng của vỉa hè, lòng đường. Trong đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, không nên tự ý biến vỉa hè vốn là “sở hữu chung” thành “sở hữu riêng” của từng nhà, tranh giành không gian công cộng thành nơi kinh doanh buôn bán, gây xung đột mâu thuẫn lợi ích chung.

Vì vậy, người dân cần hiểu đúng, đầy đủ về bản chất sử dụng vỉa hè để đảm bảo kinh doanh, sinh hoạt đúng với chức năng, quy hoạch của thành phố, góp phần đem lại hình ảnh đô thị văn nh, hiện đại.