Thu phí nội dung: Chuyển mình càng sớm, cơ hội thành công càng lớn

Một trong những thách thức với báo chí trước sự bùng nổ của mạng xã hội là sự tụt giảm doanh thu. Cập nhật tin tức trên mạng xã hội thay vì đọc báo đang dần trở thành thói quen của nhiều người. Vậy nói báo chí đang “thua trắng” trước mạng xã hội liệu có đ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Một bộ phận không nhỏ, nhất là giới trẻ đang có thói quen “lướt facebook”, “like và share” khi thông tin chưa được kiểm chứng đã khiến không gian mạng ngày một bất ổn, náo loạn (Ảnh: Tanawitproject)

Theo báo cáo của Digital Vietnam mới đây, số lượng người dùng internet là 68,72 triệu thuê bao; số lượng người dùng mạng xã hội là 72 triệu người, tương đương 73,7% tổng dân số.

Cộng thêm sự phát triển của mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể trở thành người đưa tin hay ‘nhà báo không chính thống’. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự xuất hiện của những thông tin thiếu chính xác, thậm chí là vô căn cứ.

Dù vậy, một bộ phận không nhỏ, nhất là giới trẻ đang có thói quen “lướt facebook”, “like và share” khi thông tin chưa được kiểm chứng đã khiến không gian mạng ngày một bất ổn, náo loạn. 

 

"Trước đây, tôi hay đọc tin tức trên mạng xã hội. Tuy nhiên, gần đây nhiều thông tin rất sai lệch và cắt ghép cũng không rõ ràng. Nếu có nhìn thấy, hay có xuất hiện ở trên Facebook thì tôi sẽ vào những trang báo hoặc vào Google để tìm ra những trang báo viết bài cụ thể và chính thống hơn".

"Tin tức từ mạng xã hội cập nhật nhanh hơn so với các trang báo điện tử, nhưng thông tin trên đấy cũng tràn làn và không thể kiểm chứng được. Cũng có lần mình share một bài về COVID-19 trên trang cá nhân, với cả mọi người cũng like và share rất nhiều nên mình cũng share. Sau đấy mình có thấy các trang báo mạng đăng tải đấy là thông tin sai. Từ đấy mình cũng rút kinh nghiệm, xóa bài đăng đấy đi".

Những ý kiến vừa rồi đã cho thấy sự thách thức nhưng cũng ngầm chỉ ra cơ hội cho báo chí.

Là một người cũng thường xuyên tương tác trên mạng xã hội, nhà văn, nhà báo Trần Đăng Khoa cho rằng, báo chí đưa thông tin chậm hơn mạng xã hội là chuyện bình thường. Thay vì vội vàng “bắt trend”, cần chú trọng vào sự chính xác, cũng như chiều sâu của thông tin. Điều đó đặt ra thử thách gì cho những người làm báo hiện nay? Đó là mình phải nâng cao chất lượng: 

 

"Dù muốn hay không muốn cũng vẫn là một sự cạnh tranh và là sự cạnh tranh lành mạnh. Họ đưa những thông tin thế nào thì mình cũng phải đưa thông tin làm sao sốt dẻo, mới mẻ, tinh nhậy nhưng phải đúng đắn. Và đúng đắn thì sẽ có sức thuyết phục, sẽ có nhiều người nghe, sẽ có nhiều người tin”.

Hiện Google và Facebook chiếm khoảng 66% thị phần quảng cáo trực tuyến trong nước; các mạng lưới quảng cáo trực tuyến (Ad Network) chiếm 27% thị phần; các trang web trong nước (gồm báo điện tử, các trang thông tin điện tử) chỉ chiếm 7% thị phần.  

Chính khó khăn về tài chính, kinh tế là một phần dẫn đến tình trạng “lệch hướng”, sai tôn chỉ mục đích của một số tờ báo. 

Vậy hướng đi nào phù hợp cho báo chí hiện nay? Trên thế giới những năm gần đây, nhiều tờ báo nổi tiếng như The Econost, Thời báo NewYork, Thời báo phố Wall… đã thu phí nội dung. Điều này, vẫn còn khá mới mẻ Việt Nam, nhưng theo nhiều chuyên gia, đây là xu hướng tất yếu. Nhà báo Trần Đăng Khoa cũng ủng hộ cách làm này:

 

“Tôi ủng hộ việc thu phí. Mạng xã hội phát triển thì báo chí càng phải tự nâng mình lên ở mọi phương diện, trong đó chất lượng thông tin, chất lượng bài vở, ngôn ngữ báo chí làm sao đạt được một cái tác phẩm hoàn thiện của một tác phẩm báo chí, thì mình vẫn có người đọc. Và thậm chí mình vẫn có thể cạnh tranh được với mạng xã hội. Cho nên cái đó tùy thuộc vào tài năng của người làm báo”.

Thu phí với báo chí nói chung thì vậy, còn với phát thanh, nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông nhận định: Trước kia người ta không nghĩ rằng phát thanh có thể thu phí. Việc thu phí chỉ được thực hiện khi thiết bị đầu cuối được cung cấp bởi các nhà cung cấp nội dung.

Nhưng điều đó thì gần như không thể xảy ra, cho nên việc thu phí đối với nội dung phát thanh rất khó.  Nhưng hiện tại khi có thể làm phát thanh trên các nền tảng số (Radio apps, Podcast…), việc thu phí trở nên khả thi hơn, nếu nội dung tốt. Đó là điều mà những người làm phát thanh nên nghĩ tới.

 

"Kênh VOV Giao thông nhiều năm nay cũng đã nghĩ đến việc triển khai song song một nền tảng phát thanh công cộng và một nền tảng phát thanh đặc biệt có thu phí với thông tin chỉ dẫn.  Chúng tôi nghĩ rằng, vào một thời điểm thích hợp khi chủ trương đầu tư của Đài Tiếng nói Việt Nam hướng tới việc phát triển nền tảng phát thanh số để có thể thu phí, những phiên bản đặc biệt; thì VOV Giao thông cũng sẽ lập tức triển khai".

Khi Internet đã hiện diện tại khắp hang cùng ngõ hẻm, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại hay máy tính, là ta có thể đọc đủ mọi tờ báo, chạm đến mọi lĩnh vực của cuộc sống (Ảnh: Inawemedia)

Trước những thách thức đặt ra bởi sự bùng nổ của mạng xã hội, việc cơ quan báo chí thu phí nội dung, không chỉ đánh dấu bước chuyển mình của báo chí, mà đó còn là trận chiến để giành lại niềm tin nơi độc giả. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông về vấn đề này việc Thu phí nội dung: Chuyển mình càng sớm, cơ hội thành công càng lớn

 

Ngày 15/6, Báo điện tử Vietnamnet bắt đầu thu phí một phần nội dung của tờ báo. Trước đó đã có báo điện tử Vietnamplus và báo Ngày nay thử nghiệm mô hình này. Dù mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mô hình này đã được nhiều tờ báo lớn trên thế giới triển khai vài năm gần đây.

Khi báo Vietnamnet công bố việc thu phí bên cạnh những lời chúc mừng, đóng góp ý kiến để những nội dung thu phí được hay hơn, đa chiều hơn; thì cũng không ít những ý kiến lo ngại.

Trong bài viết thảo luận của một hội nhóm trên mạng xã hội về chuyện thu phí báo điện tử, người chê “nhẹ” thì cho rằng tờ báo nào dám triển khai thu phí bây giờ thì thật là dũng cảm, là liều lĩnh; người chê “mạnh” thì có đủ các lí do như “còn đầy tờ báo khác đọc ễn phí, tại sao phải trả tiền?”, “bình thường ễn phí còn không đọc, nói gì thu phí”.

Một số thì lại bày tỏ: “Các tờ báo giờ chạy quảng cáo nhiều rồi, tôi đã phải xem quảng cáo, tại sao tôi phải trả thêm tiền để đọc báo nữa?”….  và nhiều ý kiến khác.

Trước đây, khi báo mạng chưa có, chúng ta vẫn ngày ngày ra sạp báo, bỏ ra vài nghìn đồng mua báo để đọc tin tức. Còn bây giờ, khi Internet đã hiện diện tại khắp hang cùng ngõ hẻm, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại hay máy tính, là ta có thể đọc đủ mọi tờ báo, chạm đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

Do đó, nhiều người không quen với việc trả phí cho nội dung có chất lượng và cho rằng bỏ tiền ra đọc báo là không đáng. 

Nhưng thu phí nội dung, có thể là chìa khóa giải quyết những vấn đề này. Với độc giả, trả phí sẽ có tác dụng tức thời đó là: không phải xem quảng cáo; họ sẽ được tiếp cận với những nội dung có chất lượng. Với một số người, đó là sự ủng hộ với cây bút, với tờ báo yêu thích; cũng như việc giới trẻ ngày nay hay “donate” (ủng hộ) tiền cho các streamer, youtuber vậy.

Còn về phía báo chí, khi có nguồn thu ổn định từ thu phí nội dung, sẽ không phải dựa hoàn toàn vào quảng cáo, không bị quảng cáo tác động tới nội dung. Nhưng để đạt được điều đó, thay vì tập trung vào “giật tít, câu view”; nâng cao chất lượng nội dung phải là ưu tiên hàng đầu, ưu tiên đầu tư chất xám và nhân sự. 

Chiến lược thu phí cần phù hợp với “túi tiền” của người đọc, không nên chỉ hướng đến việc thu phí đối với dân công sở, hay cư dân đô thị với mức thu nhập có thể chấp nhận việc bỏ tiền ra mua nội dung.

Không những thế, với bối cảnh báo chí trong nước và thói quen tiêu thụ nội dung của công chúng bao nhiêu năm nay; để thay đổi, thì cần có thời gian và sự thay đổi của chính các cơ quan báo chí. 

E rằng, thời gian này sẽ không ngắn, khi còn rất nhiều người sẵn sàng mày mò, hỏi nhau cách bẻ khoá phần mềm phục vụ cho công việc của chính họ mà không chịu bỏ tiền ra mua; chứ đừng nói tới việc mua quyền đọc nội dung.

Nội dung là sản phẩm; độc giả, thính giả là khách hàng. Vậy insight khách hàng (hay còn gọi là sự thấu hiểu) là gì? Phải hiểu rõ insight từng phân khúc để thiết kế, xây dựng các điểm chạm nội dung, nhằm giữ chân khách hàng, giữ chân người trả phí.

Và, những công cụ phân tích dữ liệu mà báo chí trước nay vẫn bám vào để sản xuất, tăng view, tăng like, tăng share… cho nội dung, liệu có còn là công cụ phù hợp để cho ra các sản phẩm nội dung có thể thu phí? 

Còn về kinh doanh, các đơn vị báo chí cũng phải thiết kế lại hệ thống phân phối, chiến lược marketing để sản phẩm nội dung thuyết phục được khách hàng chi tiền.

Biết là không dễ, nhưng không thể đứng ngoài xu hướng này. Chuyển mình càng sớm, cơ hội thành công càng lớn.