Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giải quyết vật liệu san lấp từ cát cồn: Cần tính toán kỹ

Kim Loan: Thứ năm 23/05/2024, 15:33 (GMT+7)

Cát san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm quốc gia tại ĐBSCL vẫn đang rất khan hiếm, nhiều gói thầu vẫn ngóng cát từng ngày để thi công. Giữa bối cảnh “cấp bách”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các địa phương sớm nghiên cứu khai thác cát cồn để bổ sung cho nguồn cát sông.

Vào tháng 4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cùng cán bộ đã có buổi đối thoại với các hộ dân sống tại xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn) để giải thích về việc khai thác cát sông cung cấp cho công trình xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Buổi đối thoại giải thích mục đích, ý nghĩa, quy trình khai thác để nhận được sự ủng hộ từ Nhân dân. Tuy nhiên, rất nhiều hộ lo lắng về tác động gây sạt lở ảnh hưởng tài sản, đất đai, đời sống và không đồng ý.

Đến ngày 11/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có buổi gặp gỡ người dân vùng mỏ cát ở huyện Trà Ôn, lúc này, ông Lê Văn Út – ngụ xã Lục Sĩ Thành kiến nghị với Chính phủ: “Khai thác cát sát mé bờ thì gây sạt lở, sụp đất, Chính phủ phải đầu tư lại. Như vậy cứ một vòng lẩn quẩn “khai thác - đầu tư; đầu tư - khai thác”. Vấn đề này Chính phủ cũng đã biết rồi nên Nhân dân mong có cách khai thác xa bờ để tránh sạt lở. Sông Hậu có những nơi lắng đọng để tạo thành cồn, chúng tôi kiến nghị địa phương nên khai thác những cồn cát đó vì chúng nằm giữa lòng sông. Khai thác cồn thì vài mùa nước sau cát sẽ lắng đọng tiếp và tạo thành cồn tiếp, khai thác xa bờ sẽ không ảnh hưởng đến nhà cửa của bà con.”

Kiến nghị này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận và yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL sớm nghiên cứu nguồn cát cồn, bãi bồi để bổ sung thay thế cho nguồn cát sông. Theo báo cáo của Bộ GTVT, giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án giao thông trọng điểm với tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường lên đến 63 triệu m3. Đến nay, các cơ quan chức năng đã xác định được nguồn cung cho 37 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn. An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long “hứa” cung cấp cho các công trình trọng điểm 20.000 m3/ngày, trong khi nhu cầu cần khoảng 45.000 m3/ngày. Phương án bổ sung nguồn cát cồn được xem là khả thi nhất trong giai đoạn cấp bách.

Tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và các địa phương trong vùng xuất hiện nhiều cồn cát giữa dòng sông làm cản trở giao thông, đây chính là nguồn tài nguyên khoáng sản khai thác được. Tuy nhiên, bài toán khai thác cát cồn phải được cân nhắc kỹ, thỏa 03 điều kiện về: Chất lượng – an toàn – an dân.

Về chất lượng, theo Tiến sĩ Dương Văn Ni – Chủ tịch Hội đồng MCF (Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu & Bảo tồn Mekong) cho biết, dòng sông như một “sinh vật sống” mà cát là một “năng lượng”. Cát no dinh dưỡng (từ thượng nguồn sông Mekong đổ về qua các mùa lũ lớn) sẽ tích tụ ở những khu vực nhất định, đủ thời gian sẽ nhô lên khỏi mặt nước và nó là cồn cát trên các con sông hiện nay.

Nguồn cát này từ trong quá khứ được tích tụ nhiều năm, hình thành rất nhiều cồn và đảm bảo chất lượng cho công trình: “Cát cồn nó tốt như là khác cát sông, thậm chí có một số cồn có cát nó tốt hơn cát sông nhiều vì tất cả chúng đều là cát trong môi trường nước ngọt. Theo chế sinh thái và nguyên tắc sinh thái của dòng sông, nếu dư lượng phù sa thô (cát) thì nó sẽ tự tìm chỗ dự trữ, tích lũy, để khi thiếu thì tự nó sẽ bào mòn chỗ đó để mang đi nơi khác. Do đó mình có thể sử dụng những cồn cát trên dòng sông trong tình huống thiếu cát”.

Cồn nổi tại Cai Lậy - Tiền Giang đang gây cản trở giao thông, địa phương đã có phương án khai thác nạo vét thu hồi sản phẩm cát và sỏi (Ảnh: VOV)

Cồn nổi tại Cai Lậy - Tiền Giang đang gây cản trở giao thông, địa phương đã có phương án khai thác nạo vét thu hồi sản phẩm cát và sỏi (Ảnh: VOV)

Cũng theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc khai thác cát cồn sẽ hạn chế tác động xấu đến môi trường so với khai thác cát sông nhưng phải được khảo sát, đánh giá thận trọng. Viện Khoa học Thủy lợi có thể dùng thiết bị máy móc khảo sát: đo được diện tích, chiều sâu, trữ lượng; tính toán được khả năng tái tạo và tốc độ tái tạo bồi tụ hằng năm. Từ đó có phương án khai thác trữ lượng vừa đủ hoặc ít hơn lượng tái tạo.

Thậm chí có thể khai thác thử và kiểm tra lại khả năng tự bồi đắp trước khi quyết định khai thác trắng vị trí cồn: “Khai thác cồn cát cồn ít sạt lở bờ sông bờ biển nhiều hơn khai thác dưới đáy sông. Cát dưới đáy sông là phân tán, khai thác sẽ làm mất cân bằng trên cả dòng sông sẽ tạo ra sạt lở ở bất kỳ chỗ nào, sạt lở bờ sông chính là “tín hiệu” con đông đang tìm nguồn năng lượng bị mất để bù đắp. Mà sạt là không đoán được, khai thác chỗ này sạt chỗ kia thì mình không tính toán được kế hoạch.

Về tính an dân, kiến nghị của người dân là nên ưu tiên cho các cồn cát chưa được khai thác trồng trọt hoặc có ít hộ dân sinh sống. Khi đó, địa phương sẽ thưc hiện công tác bồi hoàn khi di dời. Ông Lê Văn Út – ngụ xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long cho kiến nghị: “Sông Hậu này có những chỗ cát lắng đọng tạo thành cồn, mà những cái cồn đó có vài chục người ở, nuôi thủy sản lúc được lúc không, tự người ta ra đó làm ăn, bây giờ nước mặn xâm nhập cũng không làm ăn gì được. Tôi thấy nếu khai thác thì Nhà nước bồi hoàn chút đỉnh cho bà con họ di dời vào bờ, mấy cồn đó nằm giữa dòng sông khai thác là hợp lý”.

Các ý kiến đóng góp về việc khai thác cát cồn làm vật liệu xây dựng cao tốc là tham vấn để ngành chuyên môn, địa phương đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, khảo sát, đất giá nhằm sớm cung ứng nguồn vật liệu tốt nhất cho các đường cao tốc trong điều kiện cấp bách. Công việc này cần được tiến hành ngay vì mùa lũ năm nay là “cơ hội” để ngành chuyên môn đánh giá trữ lượng bồi tụ cát về các cồn trên sông ở ĐBSCL.

***

Từ vùng đất trù phú được cát và phù sa thượng nguồn Mekong bồi đắp với lịch sử 6.000 năm, ĐBSCL bỗng rơi vào tình trạng đầy “thách thức” khoảng 20 năm gần đây. Việc khai thác quá mức khiến nguồn cát sông bị thâm hụt, tình trạng lở nhiều hơn bồi. Trong lúc Bộ - Ngành “căng thẳng” với công cuộc tìm cát thì đề xuất khai thác cát cồn được xem là phương án thay thế đầy tính khả thi. Thế nhưng, dù là cồn nổi nhưng cũng là tài nguyên nên việc khai thác cũng cần đánh giá cẩn trọng để đảm bảo lợi nhiều hơn hại...

Dòng Mekong chảy qua thành phố Vĩnh Long, đến cù lao An Bình chia làm hai nhánh. Tả ngạn chảy về hướng Cái Bè, qua Mỹ Tho, Bến Tre được gọi là sông Hàm Luông; hữu ngạn chảy qua Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh rồi đổ ra biển là sông Cổ Chiên. Phù sa bồi đắp dòng Mekong làm "sinh sôi" nhiều cồn, bãi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá được tích trữ nhiều năm mà theo cách của các Nhà khoa học về địa chất khẳng định là “năng lượng” dưa thừa. Mấy thập kỷ trôi qua, ĐBSCL cũng chứng kiến nhiều cồn bãi tự nổi lên mặt nước, tồn tại, rồi bỗng dưng tự “lặn” mất đi do quy luật sinh thái của dòng sông. Trong bối cảnh thiếu cát xây dựng hiện nay, địa phương cần phải tận dụng khai thác trước khi những cồn cát này tự “biến mất”.

Hiến kế khai thác cát cồn làm vật liệu vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý cho phép thì Bộ - Ngành và các địa phương cần khẩn trương nhanh chóng tiến hành khảo sát. Phải đo diện tích, độ sâu, trữ lượng. ĐBSCL sắp sửa đón mùa lũ về là “cơ hội” để đơn vị khảo sát đánh giá được tốc độ bồi tụ để có kế hoạch khai thác sớm vào năm sau.

Ngoài những cồn nổi giữa lòng sông gây cản trở, mất ATGT thủy thì cũng có những cồn cát đã sinh sôi sự sống, người dân đến dựng lều nuôi trồng thủy sản. Do vậy, nếu sử dụng cát cồn làm đường cao tốc thì phải có chính sách di dời những hộ dân sống trên đó một cách thỏa đáng. Đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu về ý nghĩa của chính sách cũng như việc xây dựng nhà ở trên các cồn là vô vùng nguy hiểm vì sạt lở bủa vây hằng năm.

Dù là ở đâu trên dòng sông, cát được khai thác ít nhiều cũng gây tác động biến đổi môi trường. Tuy nhiên, khai thác cồn cát cồn được đánh giá là ít sạt lở so với cách khai thác cát dưới đáy sông. Khai thác cồn cát không phá vỡ sinh thái dòng sông quá mức với điều kiện phải khai thác đúng mà minh bạch. Như vậy, sau khi đánh giá trữ lượng và tốc độ bồi tụ thì địa phương phải khai thác khối lượng ít hơn trữ lượng hiện có của các cồn. Khai thác cát cồn cũng biết được đối tượng bị thiệt hại để có kế hoạch bồi hoàn ngay từ đầu.

Khai thác phải đi đôi với bảo vệ, địa phương phải cung cấp thông tin đầy đủ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kịp thời chăm lo cho người dân khu vực khai thác mỏ khoáng sản, không để hoạt động khai thác cát làm ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân. Hy vọng, với nỗ lực chung, các dự án cao tốc ở ĐBSCL sẽ cán đích đúng hẹn vì có đủ cát thi công!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
QL70 tắc nhiều điểm, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn

QL70 tắc nhiều điểm, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn

Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.

Những nụ cười trong làn nước lũ

Những nụ cười trong làn nước lũ

Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.

Chuyên gia cảnh báo các bệnh dễ gặp sau mưa bão

Chuyên gia cảnh báo các bệnh dễ gặp sau mưa bão

Trong và sau bão, lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Đề nghị giãn, hoãn nợ với các khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Đề nghị giãn, hoãn nợ với các khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu ngành Tài chính thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí,… đối với các tổ chức, cá nhân, DN bị thiệt hại do bão, mưa lũ.

Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư đang chảy tích cực vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa (12/9), chỉ số MXV-Index tăng 1,5% lên 2.102 điểm. Đáng chú ý, bảng giá nhóm năng lượng và kim loại rực xanh.

Tấm lòng từ miền Nam

Tấm lòng từ miền Nam

Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.

TP.HCM sẵn sàng cho đối thoại hữu nghị lần 2 và Diễn đàn kinh tế lần 5

TP.HCM sẵn sàng cho đối thoại hữu nghị lần 2 và Diễn đàn kinh tế lần 5

Ngày 12/9, UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về 2 sự kiện Ngoại giao và kinh tế đặc biệt quan trọng là Đối thoại Hữu nghị TP.HCM lần 2 (FD 2024) và Diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF 2024) lần 5 năm 2024.