Thờ ơ với cầu bộ hành, đối mặt nguy cơ tai nạn

VOVGT - Nhiều cây cầu bộ hành tại Tp.HCM đang bị người dân thờ ơ, bỏ hoang, gây lãng phí, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông với người đi bộ khi qua đường.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Hiện nay, TP.HCM có một số cầu bộ hành như: cầu vượt Cống Quỳnh (trước Bệnh viện Từ Dũ, quận 1), cầu vượt Điện Biên Phủ (trước Bệnh viện Bình Dân), cầu vượt Văn Thánh (quận Bình Thạnh), cầu vượt Suối Tiên (quận Thủ Đức), các cây cầu vượt dọc tuyến đường Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng... Đây được xem là một giải pháp giao thông của các cơ quan chức năng bảo đảm cho người đi bộ qua đường một cách an toàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng của một số cây cầu rất thấp vì người dân không mấy mặn mà với chúng.

Cầu vượt đi bộ Văn Thánh trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh, Tp.HCM). Ảnh: Thanh niên

Khảo sát một số cây cầu nội thành như cầu bộ hành Văn Thánh (đường Điện Biên Phủ), phóng viên ghi nhận trong ba tiếng đồng hồ chỉ có vài lượt người sử dụng cầu Văn Thánh để qua bên kia đường. Đa số người chịu dùng cầu bộ hành là những người đã lớn tuổi, còn các thanh niên thì thản nhiên đi xuống lòng đường, dù chân cầu cách họ chỉ vài mét.

Tuyến đường Điện Biên Phủ khá rộng với mật độ xe lưu thông cao, vận tốc nhanh, việc xây dựng cầu nơi đây nhằm tránh nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi bộ. Tuy nhiên, một số người thà chọn băng qua lòng đường, còn hơn là đi bộ qua cầu bộ hành, mặc cho tính mạng bản thân bị đe dọa trước làn xe cộ đông đúc, chạy với tốc độ nhanh.

Còn cầu vượt Cống Quỳnh (Quận 1), đây là cây cầu bộ hành được trang bị mái che, kính chắn kiên cố và sạch sẽ. Nhưng rất ít người sử dụng cầu vì họ nghĩ rằng băng ngang qua đường nhanh hơn, vừa đỡ mất công leo lên cầu phiền phức, bất chấp mật độ xe qua tuyến đường này cao.

Giải thích về hành vi người dân thờ ơ với cầu bộ hành, bất chấp tính mạng bản thân, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, hiện đang công tác tại Khoa Tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM cho biết:

 

Trong khi đó, Tiến sĩ xã hội học Trương Hoàng Trương, Trưởng khoa đô thị học trường Khoa học xã hội và nhân văn Tp.HCM, cho rằng việc lãng phí cầu bộ hành bắt nguồn từ việc người dân không có thói quen sử dụng cầu bộ hành:

 

Bên cạnh người dân thiếu ý thức, cầu bộ hành bị “chê” còn do nhiều yếu tố khác. Đơn cử ở cầu vượt Văn Thánh (quận Bình Thạnh) ban đêm nơi đây lại thường có dân chơi tụ tập, xảy ra nhiều tệ nạn xã hội, làm người dân không dám qua đường bằng cầu bộ hành. Hay cầu bộ hành Nguyễn Trãi (quận 5) thường bốc mùi rác hôi thối, phóng uế nồng nặc. Ở cầu vượt Suối Tiên (quận Thủ Đức) thiết kế lại xa khu du lịch Suối Tiên gây tâm lý ngán ngẩm cho người dân và du khách vì lười, ngại đi xa, leo cao.

Những yếu tố tâm lý, hành vi cùng các điều kiện khách quan đã khiến cho cầu bộ hành trở nên "ế ẩm", bỏ hoang, gây lãng phí và không phát huy được vai trò cũng như công năng của nó. Chia sẻ suy nghĩ về cách sử dụng kinh tế cơ sở hạ tầng cầu bộ hành, anh Trương Thế Huynh, một doanh nhân ở Tp.HCM cho biết :

 

Cầu vượt trên đường Cống Quỳnh trước Bệnh viện Từ Dũ rất ít người sử dụng. Ảnh: Thanh Niên

Trước thực trạng này, Sở Giao thông Vận tải cần có những phương án thiết kế hợp lý nhất trước khi triển khai xây dựng cũng như rút kinh nghiệm ở những cây cầu hiện tại về vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự cũng như chất lượng công trình, thì mới có thể khai thác hiệu quả tối đa các cây cầu bộ hành, giúp giảm ùn tắc giao thông và nguy cơ tai nạn cho người đi bộ.

Hơn hết, mỗi công dân cần ý thức hơn trong văn hóa sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông, bảo vệ tính mạng của bản thân bằng việc đi lên bộ cầu hành thay vì băng đường trái pháp luật, là điều quá sức dễ dàng đối với mỗi người. Có như thế, văn hóa giao thông đường phố mới ngày càng văn nh hơn. Các công trình cũng không bị lãng phí, bỏ hoang khi vai trò và chức năng của chúng được phát huy tối đa. Để không còn những hình ảnh dở khóc dở cười như thực trạng cầu bộ hành hiện nay "xây rồi không ai dùng, trong khi nơi khác cần thì không có để xài".