Thiếu container rỗng trầm trọng: Để không đứt gãy, tạo cơ chế cho phát triển

Từ thực trạng thiếu container rỗng trầm trọng như hiện nay, để không bị đứt gãy quá trình xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, nhà nước rất cần tạo ra các cơ chế, chính sách mới, đủ sức hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước b

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Cuối năm thường là cao điểm của tình trạng khan hiếm container rỗng, đặc biệt năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời tiết phức tạp đã làm thay đổi cán cân xuất nhập khẩu càng khiến tình trạng thiếu hụt container trở nên trầm trọng hơn.

Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp phải từ chối các đơn hàng hoặc dừng ký kết hợp đồng mới với đối tác vì không thể giao hàng đúng hạn. Điều này đã và đang gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho doanh nghiệp. 

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tháng 1/2021, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt gần 55,4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng hàng container thông qua cảng ước đạt gần 1,8 triệu TEUs, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, sản lượng hàng xuất khẩu bằng container qua cảng biển lại có sự sụt giảm do tình trạng thiếu container rỗng. Theo phản ánh, tình trạng thiếu container rỗng xảy ra với chủ hàng xuất nhập khẩu Việt Nam từ khoảng tháng 11/2020

Thiếu container rỗng khiến xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nhân dân

Nằm chờ để lấy container rỗng trong cảng Cát Lái (quận 2, TP.HCM), anh Nguyễn Quang Thắng (một tài xế chạy xe container) phải mất nguyên đêm, thậm chí là mất cả ngày mới có thể lấy được container rỗng.

Theo anh Thắng, tình trạng thiếu container rỗng khiến các tài xế rất mất thời gian để chờ đợi và gây ùn tắc giao thông.

 

“Mất có thể mất 1 ngày, hoặc 1 đêm, nói chung vào khoảng 8 giờ tối thì trưa hôm sau mới lấy được. Hãng tàu duyệt lệnh về đâu thì mình về đó lấy, đôi khi chỉ nghe tài xế nói nhưng mà duyệt lệnh thì mình vẫn phải về đấy. Một là chờ tài, hay là người ta chuyển mình đi nơi khác.”

Những tháng qua, công ty của chị Nguyễn Thị Thảo (một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở TP.HCM) phải từ chối nhiều đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài vì không tìm đâu ra container rỗng để đóng hàng. Không chỉ khan hiếm, việc giá thuê những thùng container này cũng tăng cao khi bị các hãng tàu đẩy giá.

 

“Bên hãng tàu, chủ tàu, họ từ chối booking của chúng tôi luôn, bởi vì họ không có container rỗng để đáp ứng thì chúng tôi phải bắt buộc từ chồi các đơn hàng của khách hàng…”.

Nguyên nhân khan hiếm container rỗng là do ảnh hưởng của dịch bệnh và thời tiết xấu.

Không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước cũng gánh chịu hệ lụy không nhỏ. Lý giải về vấn đề này, ông Lê Trung Hiếu (Giám đốc Công ty Vận tải Lê Trí) cho rằng, nguyên nhân khan hiếm container rỗng là do ảnh hưởng của dịch bệnh và thời tiết xấu.

Bên cạnh đó, do Việt Nam là nước xuất siêu nên việc vận chuyển container chiều về từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, để khắc phục, các chủ hàng nên đặt chỗ sớm hơn với các hãng tàu.

 

“Một là sẽ đặt hàng container của cái chỗ luôn thì lúc đó sẽ ưu tiên, hai là khi đến thời điểm đó có container rỗng thì lấy và mua ở dạng đấu thầu…”.

Theo ông Lâm Đại Vinh (Giám đốc Công ty Vận tải Lâm Vinh), nguyên nhân 1 phần do sự bất cập và thiếu trách nhiệm của các hãng tàu nước ngoài trong việc cung cấp container rỗng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Vinh đề xuất các hãng tàu và depot nên có cách làm khoa học, nh bạch để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn….

 

“Nên nh bạch hóa các thông tin của các hãng tàu và các depot, khi nào có, rồi chỗ nào phải có. Đã mất chờ xe thì tôi phải có thông tin trước, nếu không có tôi đâu chạy lên, rồi khách hàng phải can thiệp trước. Thậm chí cái việc đi đóng tiền nhận và giao hàng vẫn phải thủ công.”

Trước thực trạng thiếu hụt container rỗng có thể kéo dài, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cũng đã đưa ra 1 số giải pháp để "hạ nhiệt". Cụ thể, chủ hàng cần phải giải phóng hàng nhanh để đưa vỏ container vào luân chuyển hàng hóa. Hãng tàu cũng cần giảm giá cước để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Ông Lê Duy Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam) chia sẻ:

 

“Các hãng tàu nước ngoài cũng phải có trách nhiệm với chúng ta, điều chuyển những container rỗng từ các thị trường khác về Việt Nam. Về dài hạn thì tôi nghĩ chúng ta cũng nên có kêu gọi đầu tư, chủ động sản xuất vỏ container.”.

Thời gian qua, phía Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng Sài Gòn cũng đã có những giải pháp tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn lực để tăng cường chất lượng dịch vụ vận chuyển container, rút ngắn thời gian quay vòng container.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tích cực đẩy mạnh công tác thu hút và vận chuyển container rỗng giữa Cảng Cái Mép và ICD Tân Cảng Long Bình, cũng như tại các ICD khác như Sóng Thần, Nhơn Trạch,  Hiệp Phước.

Rõ ràng, biện pháp về lâu về dài là các hãng tàu cần kiểm soát container tốt hơn vì hiện các nhà máy sản xuất lớn còn tận dụng cả container để làm kho chứa hàng.

Đồng thời đẩy nhanh thời gian giao nhận các container rỗng từ cảng nước sâu chuyển về nơi tập kết. Bên cạnh đó, cần linh hoạt sử dụng container rỗng, ở vùng nào thì chủ động lấy container vùng đó để tránh tình trạng ùn tắc và thiếu hụt khi chỉ tập trung vào một chỗ. Ngoài ra, giải pháp công nghệ và có sự dự báo sớm về cung cầu của thị trường cũng cần được các doanh nghiệp tính đến.

Các hãng tàu cần kiểm soát container tốt hơn vì hiện các nhà máy sản xuất lớn còn tận dụng cả container để làm kho chứa hàng. Ảnh: Báo Công thương

Mời quý thính giả đến với Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng: Để không đứt gãy, cần tạo cơ chế để phát triển”.

 

Những ngày qua, tình trạng thiếu container rỗng ở khu vực phía Nam diễn ra trầm trọng đẩy hàng ngàn doanh nghiệp xuất khẩu vào tình trạng đình đốn.

Nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản khi đang bước vào cao điểm của mùa vụ. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký được các đơn hàng xuất khẩu, hàng hóa đã thu gom đầy đủ không có container rỗng để đóng hàng, đành ngậm ngùi hủy bỏ, bỏ lỡ cơ hội làm ăn hiếm có; đồng thời hạn chế thu mua để tránh bị ùn ứ.

Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất hàng hóa của  cả nước tiếp tục bị đình trệ, ngân sách sụt giảm, người lao động mất đi công ăn việc làm và nguồn thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh đang bủa vây.

Trước thực trạng này, Hiệp Hội Logistics Việt Nam đã làm các văn bản kiến nghị, đề xuất. Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải cũng tìm cách tháo gỡ nhưng vẫn chưa có lối ra.

Nguyên nhân của việc thiếu Container rỗng hiện nay chủ yếu do phần lớn xuất khẩu bằng đường biển của nước ta lâu nay phụ thuộc phần lớn vào các tàu nước ngoài. Do ảnh hưởng của dịch Covid,nhiều nước trên thế giới bị phong tỏa nên nhiều hãng tàu chưa thể vào Việt Nam.

Đó là chưa kể, theo tìm hiểu, một phần cũng do nhiều nước trong khu vực cũng đang tập trung cho xuất khẩu nên nhiều hãng tàu đã ưu tiên cho thị trường này. Trong khi Việt Nam hiện cũng trong tình trạng xuất siêu lớn, đẩy nhu cầu có container để xuất hàng lên rất cao. Bài toán cung cầu không được giải quyết nên xảy ra khan hiếm.

Theo nhận định, việc thiếu container sẽ còn diễn ra trầm trọng đến hết tháng 3 và có thể còn kéo dài nếu dịch bệnh chưa được không chế. Tiếp tục đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vào thế cực kỳ khó khăn.

Điều đáng nói là trong lúc này, nhiều hãng tàu lại bất chấp khách hàng khó khăn, cố tình nâng giá thuê vận chuyển để bắt chẹt; có hãng nâng giá tăng gấp 10 lần so với trước đây.

Bên cạnh đó là việc điều chuyển container ở nhiều hải cảng còn chưa nhịp nhàng, các deport( khu tập kết container rỗng) lại không linh hoạt, ở từng thời điểm nhiều nơi có container rỗng nhưng lại thiếu hàng hóa và ngược lại.

Hiện nay, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tìm cách khắc phục; đồng thời tập trung các nỗ lực để giải quyết khó khăn như yêu cầu các hãng tàu báo cáo nh bạch về giá cước; không để các cá nhân lợi dụng để nâng giá tùy tiện; vận động các hãng tích trữ, điều chuyển các container vận chuyển hàng hóa nội địa sang phục vụ xuất khẩu.

Về sản xuất container mang thương hiệu Việt Nam, thực tế trước đây đã từng có một số doanh nghiệp trong nước đã đầu tư đóng mới container nhưng không hiệu quả vì nhỏ lẻ và thiếu nhiều nguồn phụ kiện về kết cấu như thép và các kỹ thuật tự động khác nên đành nhường sân cung ứng dịch vụ này cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là điều rất đáng tiếc khiến dịch vụ logistics của Việt Nam vốn đã chậm phát triển lại càng thêm hụt hơi.

Rõ ràng từ thực trạng thiếu container rỗng trầm trọng như hiện nay, để không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, nhà nước rất cần tạo ra các cơ chế, chính sách mới, đủ sức hấp dẫn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước bỏ vốn, đầu tư sâu hơn về công nghệ cũng như cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ để đóng mới container; đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay./.