Thi công ẩu và hậu quả với người tham gia giao thông

VOVGT – Trên thực tế, có không ít những nhà thầu coi công tác bảo đảm ATGT chỉ là thứ yếu…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ảnh nh họa

Những tai nạn thương tâm khi gặp phải công trình đang thi công không được dựng rào chắn hay biển báo...vẫn tiếp tục xảy ra trong thời gian gần đây, gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Thi công ẩu làm tăng tai nạn - Đó khẳng định được các cơ quan chức năng đưa ra sau khi phân tích về nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn thương tâm trên các cung đường đang có công trình giao thông sửa chữa hoặc nâng cấp.

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết người mà nguyên nhân là do việc thi công gây mất an toàn giao thông. Nhiều đơn vị thi công tập kết vật liệu lấn chiếm lòng lề đường, đào khuôn đường tạo các hố sâu nguy hiểm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm ATGT như thiếu biển cảnh báo, không đèn tín hiệu cảnh báo vào ban đêm, rào chắn bố trí không đầy đủ, không người cảnh giới hướng dẫn giao thông vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi… khi thi công công trình đã tạo thành những cái “bẫy” đối với người tham gia giao thông.

Mới đây, vào ngày 27/4, một vụ TNGT thương tâm đã xảy ra trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), khiến 2 người tử vong tại chỗ, một người bị thương nặng. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này được xác định là do đơn vị thi công công trình tại đây thiếu trách nhiệm gây ra tình huống bất ngờ cho người tham gia giao thông.

Ông Hoàng Minh Việt, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh cho biết về nguyên nhân vụ tai nạn này: “Vụ TNGT xảy ra trên đoạn đường đang thi công, đơn vị thi công tiến hành rào chắn một làn đường nhưng không có người cảnh báo phía trước. Vì thế khi lái xe tải đến đoạn đường thi công gặp tình huống bất ngờ đã phanh gấp để chuyển làn khiến xe bị lật. Không may là ngay lúc này có một chiếc xe gắn máy chở theo ba người đi cùng chiều đã bị xe tải lật trúng khiến 2 người tử vong tại chỗ, một người thương nặng".

Ông Hoàng Minh Việt cho biết:

 

Cụ thể, theo phân tích từ cơ quan chức năng, những nguyên nhân từ chủ quan của các đơn vị thi công có thể gây mất an toàn và xảy ra TNGT là mặt đường bị thu hẹp do thi công hai bên cùng lúc, thi công cống ngang đường; xe chở vật liệu và xe của các đơn vị thi công thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường; các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo ATGT khi thi công như thiếu biển cảnh báo, không đèn tín hiệu cảnh báo vào ban đêm, rào chắn bố trí không đầy đủ, không người cảnh giới hướng dẫn giao thông...

Chị Hoàng Thu Vân, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ lo ngại khi việc gặp phải những công trình thi công không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông: "Một trong những điều khiến người tham gia giao thông lo ngại là gặp phải những không trình đang thi công mà không đảm bảo an toàn. Tôi thấy nhiều cống qua đường đang làm dở dang nhưng chỉ có vài tấm biển báo giao thông; tại những điểm này lại không được rào chắn cẩn thận; bóng điện chỗ có chỗ không, khiến người tham gia giao thông qua đây rất dễ bị tai nạn, lao xuống hố sâu".

Chị Hoàng Thu Vân bày tỏ:

 

Ảnh nh họa

Theo quy định của pháp luật, đối với công trình thiếu các biện pháp bảo đảm an toàn để gây chết người thì cá nhân có thể bị khởi tố vì tội vi phạm an toàn lao động, an toàn ở những nơi đông người, vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông và, tội cản trở giao thông đường bộ. Ngoài ra, người quản lý, công nhân thi công công trình còn có thể bị truy tố vì vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính hay tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ, vì sự thiếu trách nhiệm, bất cẩn trong khi làm việc của họ đã làm mất an toàn lao động, an toàn trong khu vực thi công gây hậu quả chết người.

Quy định là vậy, nhưng trên thực tế việc xác định cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những vụ tai nạn giao thông gây chết người do thi công công trình lại là vấn đề nan giải. Bởi lẽ, phần lớn việc thi công ẩu chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây tan nạn. Hơn nữa, luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân cụ thể chứ không phải với pháp nhân (công ty, tổ chức) trong khi tại các công trình việc phân chia trách nhiệm thường không được rõ ràng. Có khá nhiều những vụ tai nạn do nhà thầu xây dựng làm ẩu, vô trách nhiệm gây ra nhưng hầu như những vụ việc trên đều bị “chìm xuồng”, chỉ dừng lại ở việc bồi thường dân sự.

Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, ngoài việc bảo đảm chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường thì công tác bảo đảm ATGT trong khi thi công công trình cũng rất quan trọng. Bởi nếu không thực hiện tốt việc này thì rất dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Vì vậy, công tác bảo đảm ATGT đối với các công trình, nhất là thi công đường giao thông từ trước đến nay vẫn đã được tính toán, phê duyệt trong dự toán xây dựng. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc mà đơn vị thi công phải thực hiện.

Ông Hoàng Minh Việt, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh nêu kiến nghị: "Chúng tôi mong muốn các đơn vị thi công nâng cao trách nhiệm, tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, tránh để xảy ra các tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại về người và tài sản. Đối với những đơn vị cố tình vi phạm, chúng tôi sẽ đề nghị xử lý nghiêm nh, đúng theo quy định của pháp luật".

Ông Hoàng Minh Việt nói:

 

Nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản mà nguyên nhân xuất phát từ việc thi công công trình không đảm bảo an toàn giao thông cho thấy, việc bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động khi thi công các công trình cần được các ngành chức năng siết chặt hơn nữa trong công tác quản lý, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Một số nhà thầu cho rằng công tác thi công trong điều kiện vừa khai thác vừa thi công gặp nhiều khó khăn phức tạp do mặt đường bị thu hẹp nhưng lưu lượng phương tiện rất đông. Tuy nhiên, việc bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình cần được đặt lên hàng đầu.

Một số ý kiến chung được VOV Giao thông ghi lại: "Các dự án trong đô thị hết sức phức tạp vì vừa thi công vừa đảm bảo giao thông. Chính vì vậy, đối với các công trình này thường chỉ được thực hiện về đêm. Phải tăng cường thêm công tác kiểm tra thường xuyên hơn, gắn với việc phải giúp cho các đơn vị đào tạo cán bộ quản lý về công tác an toàn. Như vậy mới hạn chế được tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng như vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án". Một người khác chia sẻ: “Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn giám sát, thanh tra giao thông, đơn vị thi công có các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông qua những đoạn đường, tuyến đường đang thi công cả ban ngày và ban đêm".

Nghe các ý kiến tại đây:

 

Trên thực tế, trong khi thi công các công trình giao thông, có không ít những nhà thầu coi công tác bảo đảm ATGT chỉ là thứ yếu nên có nhiều công trình chỉ thực hiện công tác này một cách đối phó và thực hiện không đúng quy định. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng như cơ quan chức năng cũng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, xử lý… Chính vì vậy, cũng đã có không ít trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra do lỗi tắc trách của nhà thầu không bảo đảm tốt quy định về ATGT trong thi công. Thiết nghĩ, để tất cả các công trình xây dựng thực hiện nghiêm các giải pháp bảo đảm ATGT thì ngoài việc trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị giám sát thì lực lượng chức năng cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng quy định về bảo đảm ATGT trong quá trình thi công nhằm góp phần hạn chế TNGT đang tiếc xảy ra.