Tăng tốc, giành lại thời gian

Dù đại dịch còn ám ảnh, nhưng người dân TPHCM vẫn vững bước vượt qua thách thức, không những vững vàng trở lại với cuộc sống bình thường, mà còn tăng tốc hơn nữa trong viêc xây dựng tương lai.

Đại dịch COVID-19 biến TP.HCM năng động, sôi nổi trở thành một thành phố trầm mặc, thậm chí là ngưng đọng.

Trong gần một năm trời, nhất là hơn trăm ngày cùng cả nước phong thành nghiêm ngặt, hàng ngàn, hàng vạn nhà máy, công trường, cửa hàng, cơ quan, trường học, khu vui chơi giải trí…. phải đóng cửa gần như tuyệt đối. Đó là những ngày không thể quên, kể cả những lúc chiến tranh khốc liệt, Sài Gòn –TP.HCM chưa bao giờ rơi vào tình cảnh như vậy.

Giờ đây, nghiêm túc nhìn lại, có rất nhiều bài học cần được rút ra sau khoảng thời gian chống dịch cam go, trong có cả những bài học đau xót. Nhưng bài lớn nhất, bài học trên hết vẫn là bài học tình người.

Trong khó khăn, có biết bao cán bộ, đảng viên, tình nguyện viên, đặc biệt những người ở cơ sở như khu phố, tổ dân phố đã ngày đêm lăn lộn chống đại dịch dưới mọi hình thức khác nhau.

Họ không quản nguy hiểm, bất chấp tính mạng bị đe dọa, thường xuyên đến với những gia đình nghèo, neo đơn thiếu ăn, hoặc bị dịch bệnh.

Hành trang họ đem tới không những từng viên thuốc, bao gạo, bó rau, ếng thịt... mà còn là nguồn động viên vô bến bờ đối với những thân phận không may. Họ là nhân tố quan trọng để chứng tỏ rằng,TP.HCM không bỏ bất cứ ai ở lại phía sau.

Những tấm lòng nhân hậu ấy đã góp phần không nhỏ vào cuộc chiến chống đại dịch dai dẳng và đầy phức tạp.

Người dân TP.HCM trở lại với nhịp sống thường nhật.

TP.HCM chính thức vượt qua giông bão vào ngày 28/10/2021. Đó là ngày quán xá được phép hoạt động trở lại sau nhiều tháng đóng chặt.

Có thể nói, thời điểm bắt đầu mở của là thời điểm đầy nhạy cảm . Đại dịch còn đe dọa, mỗi ngày xuất hiện hàng ngàn F0, nhưng TP.HCM vẫn dũng cảm từ bỏ chiến lược zê-rô COVID, kiên trì triển khai phương châm sống chung với COVID.

Rõ ràng, chính quyền cũng như nhân dân tin vào tư duy mới, mạnh dạn không thực hiện tái diễn giãn cách xã hội, tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, hạn chế tối đa việc tập trung F0 vào bệnh viện mà đưa nhân viên y tế phát thuốc tận nhà... Các giải pháp nêu trên đã đem lại hiệu quả thiết thực, đời sống xã hội dần đi vào ổn định, sản xuất – kinh doanh từng bước hồi phục. 

Mất đi gần năm trời đình trệ, TP.HCM lao vào công cuộc dành khoảng thời gian bị đánh cắp. Một đợt phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm được tổ chức ngay từ quý I năm 2022. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên khẳng định, không dừng ở bề nổi, phong trào thi đua này phải thấm sâu vào mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời có tác dụng thiết thực đối với việc xây dựng TP thành đô thị thông nh hiện đại.

Trên tinh thần xác định năm 2022 là năm kiến tạo nền tảng thực hiện mục tiêu kế hoạch 2021 – 2025, TP.HCM ra sức khắc phục hậu quả dịch bệnh, bù đắp những gì chưa làm được trong năm trước. Mũi nhọn mà TP rất quan tâm là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng.

Nếu chỉ tính riêng ngành giao thông, năm 2022, TP.HCM có 29 dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư 243.000 tỉ đồng cần dồn sức làm gấp. Cơ quan chức năng cũng nhấn mạnh, năm 2022 phải có 20 dự án phải hoàn thành hoặc chuẩn bị vận hành như: tuyến đường sắt đô thị số 1, cầu thủ thiêm 2, cửa ngõ Cảng Cát Lái, nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường Vành đai 2, đường vành đai 3, Cao tốc TPHCM – Mộc Bài…

Vậy là trên các công trường lớn lại rộn rã tiếng người, tiếng máy, tiếng xe… Dù đại dịch còn ám ảnh, nhưng người dân TP.HCM vẫn vững bước vượt qua thách thức, không những vững vàng trở lại với cuộc sống bình thường, mà còn tăng tốc hơn nữa trong viêc xây dựng tương lai.