Tăng cường thị vận tải đường sắt để đảm bảo lưu thông hàng hóa

Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Covid-19 bùng phát, vận tải hàng không, đường bộ bị hạn chế, trong khi vận tải biển phải chịu nhiều tắc nghẽn, vận tải đường sắt đã nổi lên như một giải pháp thay thế hữu hiệu. Đó là lí do mà Trung Quốc trong những nă

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Một đoàn tàu chờ thiết bị y tế chuẩn bị rời Tây An. Ảnh: Xinhua

Đóng vai trò quan trọng trong công tác lưu thông hàng hóa giữa đại dịch 2 năm vừa qua, vận tải đường sắt đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Không chỉ hiệu quả trong lĩnh vực vận tải, việc phát triển đường sắt còn giúp giải nhiều bài toán khác như chi phí vận chuyển, giảm tải cho đường bộ hay kéo giảm tai nạn giao thông.

Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chính sách Châu Âu chỉ ra rằng, khi tần suất phục vụ của đường sắt được tăng lên 10%, nó sẽ kéo giảm TNGT đi 4,6%; giảm nồng độ các khí gây ô nhiễm như nitơ mo-no-xit mà nitơ đi-ô-xít đi lần lượt là 3,8% và 1,7%; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đi 4,6%. 

Do đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cũng như chuẩn bị cho hồi phục kinh tế thời kỳ bình thường mới, việc phát triển thị phần đường sắt là điều cần thiết.

2021 là năm đầu tiên trong “Giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của Trung Quốc, và quốc gia này đã được những bước tiến lớn trong công cuộc mở rộng và tối ưu hóa mạng lưới đường sắt quốc gia. Theo đó, vào mùa hè vừa qua, các chuyến tàu cao tốc Phục Hưng đã bắt đầu chạy giữa Thành Quan, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng và Lâm Tri địa khu, một đơn vị hành chính khác của Tây Tạng. 

Với tốc độ 160 km/h chạy trên tuyến dài 435 km, đây là sự kiện đánh dấu sự ra mắt của tuyến đường sắt điện khí hóa đầu tiên tại các khu vực cao nguyên của Trung Quốc. Sau nửa năm hoạt động, hiện tuyến đường sắt này đã phục vụ hơn 600 nghìn lượt khách, góp phần phát triển du lịch, công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực.

Một nhân viên đường sắt làm việc tại ga Thành Quan chia sẻ: “Các món đặc sản của địa phương tôi như bánh nướng hoa đào và thịt lợn Tây Tạng đã dễ dàng tiếp cận thị trường bên ngoài khu vực hơn. Khách du lịch cũng nhờ tuyến tàu mà có thể dễ dàng tới đây. Cũng nhờ tuyến tàu mà ngày càng có nhiều cơ hội việc làm cho người dân bản địa”.

Không chỉ vận tải khách, mảng vận tải hàng hóa của đường sắt Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu kể từ khi Covid-19 bùng phát. Theo Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng, năm 2020 ghi nhận 12.400 chuyến tàu chở hàng giữa Trung Quốc và Châu Âu với tổng cộng 1.14 container hàng hóa tới 92 thành phố tại 21 quốc gia Châu Âu; 76 nghìn tấn hàng hóa phục vụ cho việc chống dịch được vận chuyển trên tuyến này.

Huang Wei, một nhân viên lái tàu chia sẻ về điều kiện làm việc an toàn của mình trong mùa dịch: “Tôi lái các toa tàu rỗng tới điểm dừng đầu tiên, nơi khách hàng sẽ chuyển hàng lên tàu, sau đó tàu tiếp tục tới điểm dừng thứ hai, nơi tôi bàn giao ca cho một người lái tàu thứ hai, đưa tàu tới Madrid, Tây Ban Nha”.

Giữa đại dịch, nhiều tuyến vận tải đường sắt thuộc Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc càng trở nên nổi bật. Trong khi nhiều tuyến vận tải tắc nghẽn, phải mất hàng tháng trời để hàng hóa tới tay người tiêu dùng, thì với vận tải đường sắt, thời gian rút xuống chỉ còn vài tuần, thậm chí tính bằng ngày. 

Như tuyến tàu đi từ Trường An trong năm 2020 đã thực hiện gần 3.400 chuyến vận tải hàng hóa sang Châu Âu, chờ gần 56 nghìn tấn vật tư y tế phục vụ cho công tác chống dịch. Hay tuyến từ Tây An, tổng giá trị ngoại thương đạt gần hơn 54 tỷ USD vào năm 2020, tăng 7,2% so với cùng kỳ 2019 nhờ tận dụng vận tải đường sắt.

Ông Qian Xilong, giám đốc một doanh nghiệp tại Tây An chia sẻ: “Chỉ dựa vào vận tải biển thì không khác gì đi lại chỉ với 1 chân. Nhưng nếu kết hợp với cả vận tải đường sắt thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Đó là lí do để chúng tôi rời một phần công ty tới Tây An để tận dụng đường sắt. Kể từ đó, lợi nhuận của chúng tôi đã tăng gấp 4 lần”.

Để đẩy mạnh vận tải hàng hóa đường sắt hơn nữa, vào cuối tháng 12 vừa rồi, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã cho ra mẫu tàu cao tốc chở hàng với vận tốc lên đến 350 km/h. Đoàn tàu có thể đáp ứng nhu cầu cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tuyến đường dài và trung bình, từ 600 – 1500 km, đặc biệt với ưu điểm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, tần suất hoạt động cao và chi phí thấp, hoàn toàn có thể vượt qua hình thức vận chuyển theo đường hàng không.

Còn tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, hiện các cửa khẩu đường bộ đang ách tắc, trong khi hàng hóa qua các ga đường sắt biên giới vẫn thông suốt cho thấy thuận lợi của vận tải đường sắt.

Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển của đường sắt cũng thấp hơn rất nhiều so với đường biển, hàng không và thậm chí là so với cả đường bộ.

Do đó, Tổng Công ty đường sắt và các cơ quan tham mưu phải tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy vận tải hàng hóa từ phía Nam, cũng như hàng xuất đi châu Âu bằng đường sắt.