Tác động của các dự án BOT, nhìn từ chính sách

VOVGT- mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có chỉ đạo chỉ đạo chỉ được thực hiện dự án BOT trên tuyến đường mới

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Bên cạnh những hiệu quả tích cực mang lại, các dự án BOT cũng bộc lộ không ít bất cập

Các dự án BOT đường giao thông phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Khó có thể phủ nhận những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội của các dự án BOT mang lại như huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước vào các dự án hạ tầng giao thông, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, thời gian đi lại của người dân, tăng tính hiệu quả quá trình quản lý, khai thác vận hành các dự án giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó các dự án BOT cũng bộc lộ không ít bất cập, trong đó có tình trạng phần lớn các dự án án BOT là cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông. Ngoài ra, việc xác định vị trí đặt trạm thu phí không hợp lý, giá thu phí cao, phương thức thu phí lạc hậu gây ra những phản ứng từ người dân.

Trước những bất cập này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437 trong đó yêu cầu, từ nay về sau sẽ chỉ thực hiện đầu tư BOT trên các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân. Tuy nhiên, không ít ý kiến băn khoăn đối với phương án xử lý đối với những dự án BOT hiện tại, được đầu tư trên những tuyến đường cũ.

>>>Vì sao liên tiếp giảm phí qua trạm BOT?

PGS- TS Bùi Xuân Cậy – Giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, nếu như phải di dời hay xóa bỏ các trạm thu phí hiện nay thì Nhà nước sẽ buộc phải mua lại các dự án này. Trong khi đó, ngân sách của Nhà nước hiện nay đang hạn hẹp, nợ công cao nên điều này rất khó khả thi.

PGS-TS Bùi Xuân Cậy cho biết: "Chính sách thay đổi nếu mà bảo không thu phí nữa thì Nhà nước lại phải mua lại những dự án cho người ta. Tôi nghĩ là trong tình hình kinh tế hiện nay, nợ công cao thì mình không thể có tiền để mua lại được. Vậy vẫn phải cho người ta tiếp tục thu phí để người ta thu hồi vốn, còn để giảm áp lực cho nhân dân thì sẽ giảm thu phí hoặc ễn thu phí ở quanh các trạm hoặc là đềm lại xe, giảm tiền thu bằng cách kéo dài thời gian thu."

 

Theo Bộ Giao thông Vận tải, để xóa bỏ 8 trạm thu giá đặt trên tuyến chính hoàn vốn cho cả dự án đầu tư, nâng cấp tuyến chính và xây dựng tuyến tránh và 6 trạm đặt trên quốc lộ thu cho tuyến đường cao tốc và cải tạo quốc lộ song hành, Nhà nước cần khoảng 24.500 tỷ đồng để trả cho các nhà đầu tư. Nếu xóa bỏ toàn bộ gần 70 dự án BOT, nhà nước sẽ phải bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Cần đảm bảo tính công khai, nh bạch trong việc thu phí của từng dự án BOT

Ông Phạm Thế Minh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Hội xây dựng Việt Nam dẫn chứng về một số dự án BOT đã làm sai nguyên tắc đầu tư. Đó là việc cho phép thu phí những công trình mà chủ đầu tư không đầu tư như cầu Bến Thủy cũ, khu đường tránh thành phố Thanh Hóa, thu phí đường Bắc Thăng Long- Nội Bà thay cho đường tránh thị xã Vĩnh Yên, thu phí trên quốc lộ 5 cũ… Việc cho phép đầu tư những dự án BOT trên tuyến đường độc đạo đã làm mất đi nguyên tắc của kinh tế thị trường. Ở đó, cho phép người dân có quyền lựa chọn tuyến đường muốn sử dụng với chi phí phù hợp với khả năng kinh tế.

Để khắc phục tình trạng hiện nay, ông Phạm Thế Minh đề xuất: "Bây giờ, thí dụ từ điểm này sang điểm kia, đã có một con đường thì phải làm một con đường khác song song hoặc đi vòng vèo, hoặc mở hẳn 1 tuyến mới. Tuyến đường Bắc Nam là tuyến đường đi the oven biển, đi theo dân cư, thì bây giờ có thể làm 1 con đường cắt ngang từ Thanh Hóa- Nghệ An, chứ việc gì cứ phải bám theo tuyến đường cũ để thu phí."

 

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, để đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người dân, những giải pháp, chính sách đối với các dự án BOT đầu tư trên các tuyến đường cũ hiện nay cần phải mềm dẻo, linh hoạt, lấy lợi ích chung tạo sự thông thoáng và sự chấp thuận xã hội làm mục tiêu ưu tiên. Tuy nhiên, trước hết cần phải rà soát lại toàn bộ các dự án hiện nay để tìm ra những bất cập và có những phương án cụ thể cho từng dự án, không nên có giải pháp chung, đồng loạt. Điều quan trọng, là cần đảm bảo tính công khai, nh bạch trong việc thu phí của từng dự án.

Ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: "Tóm lại, chúng tôi cho rằng chúng ta phải xử lý hậu quả nhưng trên tinh thần cầu thị và lấy lợi ích chung làm trọng, tạo sự đồng thuận và nh bạch . Với tinh thần đấy, có mấy chục dự án đã làm trên đường độc đạo nên có sự rà soát, điều chỉnh, bỏ bớt mức độ thu và có thể kéo dài thời hạn thu nếu như những quyết toán, chi phí đảm bảo chính xác thì có thể giảm mức thu giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng giảm bớt chi phí mà xã hội phải chịu. Đồng thời điều chỉnh mức giới hạn thu để nhà đầu tư có thể thu hồi vốn đã trực tiếp đầu tư và thu hồi vốn đã được quyết toán một cách công bằng, có kiểm toán."

 

Hình thức đầu tư BOT vào hạ tầng giao thông được nhiều quốc gia khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, để các dự án hạ tầng giao thông phát huy hiệu quả, nhận được sự đồng thuận của người cần có những chính sách phù hợp để giải quyết những xung đột về lợi ích giữa các bên.

>>>Khó hoàn thành mục tiêu thu phí không dừng