Số liệu TNGT: Cần chấm dứt tình trạng báo cáo cho 'đẹp'

VOVGT-Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm trong việc báo cáo không trung thực số liệu TNGT trên địa bàn...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Những vụ TNGT đều có nguyên nhân gốc rễ mà việc nắm bắt được các nguyên nhân đó có vai trò rất cần thiết để đề ra các giải pháp phù hợp.

Đánh giá về việc báo cáo số liệu TNGT cho “đẹp” để tránh bị phê bình, xử lý trách nhiệm, TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng UBATGTQG cho rằng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra đời các chính sách đảm bảo TTATGT, giảm thiểu TNGT một cách sát thực, hiệu quả.

Dẫn chứng về điều này, ông Minh phân tích, đằng sau những vụ va chạm, những vụ TNGT đều có nguyên nhân gốc rễ mà việc nắm bắt được các nguyên nhân đó có vai trò rất cần thiết để đề ra các giải pháp phù hợp. Chẳng hạn, một vụ TNGT do người lái xe vượt đèn đỏ, thì nguyên nhân trực diện là do hành vi vượt đèn đỏ, dẫn đến tai nạn.

Nhưng đằng sau hành vi vượt đèn đỏ có thể vì bị sức ép của chủ doanh nghiệp, phải vượt đèn đỏ cho kịp thời gian, hoặc bị ép lái xe trong một khoảng thời gian quá dài, đến lúc mệt mỏi, đèn đỏ đèn xanh không nhận ra cũng vượt. Thậm chí có thể do nguyên nhân chỗ đèn đỏ quá nắng, chu kỳ đèn không hợp lý cũng khiến người ta vi phạm. Như vậy, mỗi vụ tai nạn, mỗi tình huống đều có nguyên nhân gốc, và hiểu được nguyên nhân gốc mới điều chỉnh được chính sách sát với thực tế:

 

"Nếu chúng ta thấy rằng nguyên nhân gốc của khu vực này là người dân vượt đèn đỏ là do chu kỳ đèn bất hợp lý, chúng ta chỉ cần điều chỉnh chu kỳ đèn, lập tức hành vi đó biến mất. nếu phát hiện khu vực này thời tiết nắng nóng quá, chúng ta trồng thêm cây xanh, hành vi sẽ thay đổi ngay. Hoặc nếu thấy rằng vượt đèn đỏ không bị phạt thì lắp camera phạt nguội và truyền thông xem, chắc chắn hành vi thay đổi ngay."

>>>Cảnh báo nguy cơ TNGT nghiêm trọng liên quan tới xe khách dịp Tết

Từ phân tích nêu trên, TS Trần Hữu Minh cho rằng, việc thống nhất phương pháp thống kê số liệu TNGT giữa các ngành, đặc biệt là công an và y tế đóng vai trò rất quan trọng. Song hiện tại, việc thống kê của ngành công an và y tế thiếu sự thống nhất bởi dùng 2 định nghĩa khác nhau.

Chẳng hạn, một vụ va chạm giữa 2 xe 45 chỗ thì theo quy định hiện hành là thống kê 1 vụ giữa 2 xe. Và đó là số liệu dùng công bố chính thức. Nhưng với ngành y tế, nếu trên mỗi xe có 45 người bị thương thì thành 90 người bị thương và có trường hợp được thống kê thành 90 vụ TNGT.

Việc thống nhất các tiêu chí đánh giá sẽ giúp các cơ quan thống kê có con số chính xác số vụ tai nạn, số nạn nhân TNGT để hoạch định chính sách giảm thiểu TNGT được hiệu quả.

Như vậy cùng một hiện tượng nhưng dùng định nghĩa khác nhau thì hoặc là ra 1 vụ, hoặc là ra 90 vụ. Bên cạnh đó, ngành công an thống kê số người thiệt mạng do TNGT chủ yếu là thiệt mạng tại hiện trường, trong khi thống kê của ngành y tế lại dựa trên kết quả khám chữa bệnh nên có thể theo dõi sau một thời gian dài, dẫn đến số liệu không khớp giữa 2 ngành.

Do vậy, ông Minh cho rằng, muốn có sự thống nhất tốt hơn về số liệu thì phải chỉnh lại định nghĩa về TNGT và thiệt hại do TNGT. Kinh nghiệm thế giới thường dùng chuẩn thống kê là 30 ngày, tức là thiệt mạng sau 30 ngày từ khi có va chạm thì đều được tính là do TNGT, do vụ việc đó. Ông Minh cho biết thêm:

 

"Kinh nghiệm thế giới có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cùng phối hợp với nhau trong quá trình thống kê số liệu, trong đó chắc chắn có CSGT, bên y tế, bảo hiểm. Những hệ dữ liệu như vậy khi phối hợp với nhau thì có thể soi chiếu, phát hiện ra những tình huống không thực sự do tai nạn."

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT cũng cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, những vụ việc va chạm gắn với một phương tiện giao thông, người bị thương điều trị ít nhất 24h, đồng thời có thiệt hại về tài sản từ 500 USD, phương tiện bị hỏng cần sự hỗ trợ của phương tiện khác để cẩu, kéo thì đều được thống kê là TNGT. Việc thống nhất các tiêu chí đánh giá sẽ giúp các cơ quan thống kê có con số chính xác số vụ tai nạn, số nạn nhân TNGT để hoạch định chính sách giảm thiểu TNGT được hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Thạch nói:

 

"Về cơ sở dữ liệu tôi cho rằng phải có sự kết nối giữa các ngành công an, giao thông, y tế, thậm chí cả bảo hiểm, vì bảo hiểm rất chuẩn vì nếu xảy ra tai nạn thì họ gọi bảo hiểm ngay, không thể không được nên tôi kiến nghị phải có kết nối như vậy."

Các chuyên gia cũng cho biết, kinh nghiệm thế giới thường áp dụng cơ quan chức năng tiếp cận hiện trường vụ TNGT sẽ gán cho vụ việc một mã số giống như chứng nh thư nhân dân và mã số theo vụ việc đó suốt quá trình điều trị, xử lý.

Khi cơ quan chức năng muốn kiểm tra chỉ cần đánh đúng mã số tham chiếu là lập tức mọi thứ sẽ rõ ràng. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn tạo sự nh bạch, rõ ràng trong việc thống kê TNGT, từ đó đề ra giải pháp đảm bảo ATGT một cách hiệu quả.

>>> Năm 2017, cả nước có hơn 20.000 vụ TNGT