Quyết dẹp nạn chèo kéo khách, mê tín dị đoan tại lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Ngay trước lễ hội tiểu Ban ANTT đã họp với các hộ kinh doanh, tổ trông giữ/bến bãi xe tại khu di tích… nên các hiện tượng cò mồi trong khu vực bãi xe, khu dịch vụ mà cả khu vực ngã ba - đường vào di tích cũng được lực lượng công an kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nếu có vi phạm.

Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra ngày 25/2 (tức 16 tháng giêng). Các bến bãi xe được sắp xếp khoa học, bổ sung thêm hàng trăm thùng rác, bố trí thêm nhà vệ sinh công cộng và biển bảng chỉ dẫn.

Đặc biệt, Ban tổ chức quyết tâm dẹp nạn chèo kéo du khách, chống mê tín dị đoan và tích cực tuyên truyền nếp sống văn nh nơi thờ tự cho nhân dân và du khách tới lễ phật thánh. 

Liên quan đến vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với TS. Lê Duy Mạnh - Phó trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xung quanh những nét mới của lễ hội năm nay và các giải pháp phòng chống nạn chèo kéo du khách và mê tín dị đoan.

PV: Ông có thể cho biết những nét mới của Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024?

TS Lê Duy Mạnh: Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 duy trì các nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian diễn ra từ xưa đến nay. Cụ thể như: Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy; rước nước, tế trên núi Ngũ Nhạc, tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, giỗ Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, Mông Sơn thí thực...

Năm nay để chuẩn bị Hồ sơ đề cử Quẩn thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức thêm một số hoạt động nhằm quảng bá thêm giá trị văn hóa của Thiền phái phật giáo Trúc lâm, văn hóa con người Hải Dương và của xứ Đông nói chung.

Cụ thể lễ hội có 3 điểm mới, một là lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 diễn ra ngày 16 giêng âm lịch, kết hợp với việc đón quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia, được truyền hình trực tiếp và có màn nghệ thuật đặc sắc “Linh khí Côn Sơn”. Qua đó giới thiệu, quảng bá giá trị của Thiền phái Trúc lâm, Đệ Tam tổ Huyền Quang đối với chùa Côn Sơn cũng như lịch sử phát triển của Thiền phái phật giáo Trúc lâm ở Khu di tích Côn Sơn.

Thứ hai tổ chức tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại, quy tụ 45 gian hàng đến từ các huyện/thị xã trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhằm quảng bá tiềm năng và tạo thành các tua liên tỉnh/liên khu vực trong kết nối phát triển du lịch.

Thứ 3 đó là giải việt dã “Hành trình kết nối di sản” quy tụ hơn 1.000 vận động viên hàng đầu VN tham gia giải Marathon kết nối các điểm di sản trong Hồ sơ Di sản thế giới của Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

PV: Thực hiện nếp sống văn nh nơi thờ tự, Ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân khi tham gia lễ hội như thế nào?

TS Lê Duy Mạnh: Thực hiện nếp sống văn nh trong mỗi kỳ lễ hội là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị, ngay từ trước khi lễ hội diễn ra chúng tôi đã cho chỉnh sửa lại toàn bộ hệ thống biển bảng tại Khu di tích. Nội dung nói về những quy định thực hiện nếp sống văn nh trong lễ hội, được dịch ra song ngữ tại tất cả các điểm di tích và những nơi công cộng.

Chúng tôi cũng tập trung tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh hàng ngày, phát tờ rơi tại lối vào các di tích và thường xuyên bố trí cán bộ trực tại các điểm di tích nhắc nhở bà con thực hiện đúng nội quy. Ngoài ra, chúng tôi phối hợp với Đài PTTH Hải Dương, Đài PTTH TP Chí Linh mở chuyên mục “Thực hiện nếp sống văn nh trong lễ hội” vào mỗi cuối tuần.

PV: Công tác tuyên truyền tới các hộ kinh doanh dịch vụ trong phòng chống cháy nổ, dẹp nạn chèo kéo du khách và chống mê tín dị đoan được thực hiện như thế nào?

TS Lê Duy Mạnh: Hệ thống bến bãi xe và các loại dịch vụ tại Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc do địa phương quản lý, chúng tôi phối hợp với địa phương tổ chức các cuộc họp, mời các hộ kinh doanh kí cam kết bán hàng đúng giá, niêm yết giá và đúng quy định; về phòng chống cháy nổ yêu cầu mỗi một hộ kinh doanh đều phải trang bị hệ thống bình và chủ động khu vực tập kết có nguồn nước.

Đặc biệt ngay trước lễ hội tiểu Ban ANTT đã họp với các hộ kinh doanh, tổ trông giữ/bến bãi xe tại khu di tích… nên các hiện tượng cò mồi trong khu vực bãi xe, khu dịch vụ mà cả khu vực ngã ba - đường vào di tích cũng được lực lượng công an kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nếu có vi phạm.

Về cơ bản tình trạng chèo kéo du khách tại Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc được khống chế về kiểm soát rất tốt. Liên quan đến việc chống các hoạt động mê tín dị đoan, chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh dịch vụ viết sớ, các thầy cúng, đảm bảo tuyệt đối trong khu vực nội tự của khu di tích không có hiện tượng xem bàn tay tướng số, đổi tiền lẻ... chỉ có các hoạt động văn hóa theo quy định được phép hoạt động tại các điểm di tích. 

PV: Xin cảm ơn ông.